Xin chào quý vị và các bạn, hôm nay chúng ta lại cùng nhau nhìn
nhận thêm một vấn đề mà cá nhân tôi cho rằng sẽ có nhiều người thắc mắc nhưng
chưa giải thích được tại sao một cách thấu đáo. Bởi vì có rất nhiều người nói
rằng, tại sao những nền tảng có sẵn cộng đồng như Facebook, zalo, amazone,
alibaba hay shope, Lazada không làm được mà Pi lại làm được? Trước hết ta bỏ
qua câu chuyện Pi đi làm cách mạng, bỏ qua vấn đề Pi là 1 mảnh ghép trong bức
tranh tổng thể của cuộc cách mạng 4.0 này. Ta hãy nói về những vấn đề nội tại
của các nền tảng so với Pi ta cũng sẽ thấy.
Trước hết ta nói về mảng coin sàn:
Tại sao các loại đồng coin khác có sẵn coin hoặc token, có sẵn
sân sàn, có sẵn giá trị, có sẵn cộng đồng nhưng lại không làm được như Pi?
Thứ nhất: Các đồng coin đó đã tự mình neo giá
trị vào Fiat rồi, bản thân nó đã trở thành một loại hàng hoá được bơm thổi trên
các sàn, giá trị của nó đã bị biến thiên liên tục và phải dựa vào 1 đơn vị tiền
tệ Fiat nào đó để tự định giá bản thân. Tự nó đã đánh mất chính mình, không còn
giữ được tính chất của một thước đo giá trị, thậm chí việc lưu trữ giá trị cũng
rất bấp bênh khi mà giá cả lên xuống theo tâm lý thị trường. Một sản phẩm mà
giá trị lên xuống theo nhu cầu thị trường không đáng sợ nhưng một sản phẩm mà
giá trị lên xuống theo tâm lý thị trường thì nó rất khủng khiếp. Để thay đổi
nhu cầu thật của xã hội rất khó nhưng để thay đổi tâm lý trong thời đại thông
tin hiện nay thì vô cùng dễ dàng và nó thực sự là 1 quả bom không thể kiểm
soát. Cho nên, chỉ riêng việc này đã khiến các đồng coin trước Pi đã tự đánh
mất chính mình.
Thứ hai: Giá trị mà nó được người ta xác lập
thông qua fiat được kiến tạo bởi lòng tham của người dùng chứ không phải giá
trị nội tại của chính nó. Ví dụ, Bitcoin hoàn toàn có thể trở thành tiền tệ nếu
nó không nhúng chàm, tức là không chấp nhận cho người ta dùng Fiat bơm thổi.
Tuy nhiên vì nó ẩn danh, không có đại diện quản lý và điều tiết nên nó đã bị
lợi dụng và bây giờ nó đã nhúng chàm. Khi đã định vị sai ngay từ đầu, cách duy
nhất có thể làm đó là đập đi xây lại, càng sửa chữa càng tốn kém mà vẫn không
đạt hiệu quả cao. Chúng ta thấy rất rõ hiện nay, giá trị của các đồng coin là
do các nhà đầu tư bơm thổi mà thành, nếu bây giờ mà thiết lập lại giá trị cố
định, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhà đầu tư, sẽ rất khó thay
đổi tư duy của những nhà đầu tư đó để cuộc chơi được thiết lập lại từ đầu theo
một mức độ nhất định nào đó.
Thứ ba: Chính bản thân nội tại các đồng coin
đó cũng không đủ điều kiện trở thành tiền tệ. BTC thì tổng cung khá nhỏ, mạng
block chain chưa đủ mạnh, phí giao dịch thì cao, tính ẩn danh quá bí mật khiến
khó quản lý vận hành. Các đồng coin khác hoặc không có blockchain, hoặc có
nhưng mà thiếu và yếu. Nói về Block chain đúng nghĩa phải đảm bảo được 3 yếu tố
phi tập trung đó là: Phi tập trung về mặt kỹ thuật (mỗi tài khoản 1 máy), phi
tập trung về mặt địa lý (Mỗi máy ở 1 vị trí khác nhau) và phi tập trung về mặt
quản lý (Mỗi máy ở mỗi vị trí khác nhau do một người quản lý, không ai liên
quan đến ai). Khi đáp ứng được các điều kiện đó thì mạng block chain mới phi
thập trung thực sự đúng nghĩa. Các đồng coin hiện tại chưa đồng coin nào thực
sự phi tập trung như đã nêu ở trên.
Thứ tư: Bản thân các chủ sân sàn đang mang tư
duy lùa gà, có thể bản thân họ chỉ là như vậy hoặc người đứng sau họ muốn họ
làm như vậy. Cách vận hành kiểu sân sàn lùa gà của các đồng coin trước Pi cho
thấy nó không hề có ý định tạo ra giá trị hữu ích, không hề có ý định kiến tạo
ra giá trị nội tại cho bản thân chính nó. Với tư duy người chủ sân chơi như vậy,
chắc chắn sẽ không bao giờ họ nghĩ đến cách làm bền vững như của Pi và đó là lý
do họ vẫn chỉ là chính họ và sẽ không thể nào thay đổi được. Chủ sân chơi không
thay đổi thì sân chơi làm sao thay đổi và người chơi càng không thể thay đổi.
Đối với các nền tảng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử
Ta hãy lấy Facebook, một nền tảng xã hội đang có hàng tỷ người
dùng để xét làm ví dụ. Nếu như Facebook mà triển khai tiền mã hoá theo cách làm
của Pi, có thể họ sẽ tận dụng ngay được hàng tỷ người dùng liệu họ có thành
công không?
Thứ nhất: Cộng đồng người dùng của Facebook có
quá nhiều người dùng ảo, luật chơi của Facebook lâu nay là vậy, chấp nhận các
tài khoản đó 1 cách rất tự nhiên, không hề thanh lọc vì vốn dĩ các tài khoản đó
ít nhiều vẫn tạo ra lợi ích cho Facebook để làm hài lòng chính ông chủ và các
nhà đầu tư. Như vậy, nếu triển khai theo cách của Pi thì sẽ có rất nhiều tài
khoản ảo được tạo ra, nếu muốn chuẩn chỉ thì Facebook phải tự mình thanh lọc,
điều này sẽ dẫn đến rủi ro cho Facebook đó là làm giảm doanh thu, gây khó khăn
cho người dùng, dễ bị người dùng từ bỏ để sang nền tảng khác. Tất nhiên giá trị
cổ phiếu có thể cũng từ đó mà giảm, các nhà đầu tư cũng sẽ bất bình.
Thứ hai: Người dùng Facebook là để chia sẻ suy
nghĩ, cảm xúc cá nhân, họ không hề được định vị rõ ràng, họ chỉ muốn làm theo
suy nghĩ và cảm xúc của họ chứ không hề muốn làm theo suy nghĩ hay cảm xúc của
Facebook. Việc thay đổi định vị này của hàng tỷ người dùng có thể mất hàng chục
năm hoặc nếu muốn nhanh thì có thể sẽ có nguy cơ người dùng rời bỏ nền tảng.
Thứ ba: Chính vì có lượng người dùng khá phức
tạp về suy nghĩ và cảm xúc như vậy, nếu phát hành đồng tiền sẽ không thể định
vị được nó là tiền mà rất dễ bị thao túng để trở thành hàng hoá. Với nền tảng
hiện có, Facebook không thể thay đổi cơ chế vận hành để thiết lập các cơ chế
như của Pi. Nếu muốn làm được như vậy, có lẽ Facebook phải triển khai những cơ
chế hoàn toàn mới, gần như làm mới lại từ đầu hoặc làm thêm một nền tảng song
song cùng nó. Điều này đứng góc nhìn của cộng đồng cũng vô cùng khó vì nó lại
bị yếu tố thứ 2 vừa nêu chi phối.
Thứ tư: Khi Facebook thay đổi chiến lược đầu
tư, sẽ phải rót rất nhiều tiền để triển khai một dự án mới. Nhìn ở góc độ đầu
tư, đây lại là một điều liên quan rất nhiều đến quyền lợi của các nhà đầu tư.
Giá trị của Facebook hiện tại có được chủ yếu là nhờ doanh thu thực từ quảng
cáo và giá trị của cổ phiếu trên thị trường. Nếu chuyển đổi, khiến cho lợi ích
của nhà đầu tư giảm, họ có thể thoái vốn bán tháo cổ phiếu dẫn đến giá cổ phiếu
giảm sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ nguy hiểm khác. Facebook sẽ rất khó thuyết
phục các nhà đầu tư bằng 1 chiến lược mạo hiểm trong khi họ vẫn đang được hưởng
lợi ích từ nền tảng cũ. Nếu làm mới hoặc triển khai 1 dự án khác cần vốn, Mark
xoăn phải tự mình gồng gánh và làm lại từ đầu, điều này bản thân Mark xoăn cũng
chẳng muốn bởi vì đó là 1 hành trình rất dài, tỷ phú sẽ chẳng dại đi khởi
nghiệp từ những khó khăn đó.
Thứ năm: Tư duy của những người lãnh đạo các
tập đoàn, chắc chắn họ sẽ không có kiểu tham lam manh mún, thay vì họ đi kiến
tạo 1 cái mới để lãnh một đống rắc rối và vất vả họ sẽ ủng hộ một nhân tố mới
nào đó xứng tầm để tạo ra sân chơi mà họ cũng sẽ có 1 phần trong đó. Họ sẽ tư
duy theo kiểu có được 1 cái chân con voi còn hơn 1 mình ăn cả con chuột nhắt.
Chính vì vậy, nếu có thể làm được, họ cũng sẽ không làm để ăn cả con chuột nhắt
mà sẽ liên kết nhau để cùng nuôi 1 con voi khác và chỉ cần nhận về 1 phần bằng
cái chân hoặc cái đuôi con voi là đủ rồi. Họ sẽ giành thời gian, tâm huyết để
tiếp tục củng cố những gì họ có và sẵn sàng tham gia cuộc chơi mới với những
tính năng ưu việt mới sẽ hợp lý hơn.
Yếu tố thứ 5 này chính là điểm mẫu chốt để lãnh đạo các nền tảng
không ngu gì mà biến mình thành một thanh niên khởi nghiệp khi đang ở vai trò
lãnh đạo của 1 tập đoàn. Chắc chắn họ sẽ thể hiện tầm tư duy khác biệt của họ,
thể hiện vai trò của họ trong cuộc chơi toàn cầu này theo cách khiến họ đã giàu
sẽ càng giàu hơn chứ không phải đi khởi nghiệp để lãnh về 1 đống rủi ro.
Chúng ta lấy Facebook làm một ví dụ để xét như vậy là có thể
thấy được các nền tảng khác cũng tương tự thôi. Có 5 yếu tố đó khiến cho các
nền tảng xã hội hay sàn thương mại điện tử chẳng dại gì họ lại bỏ sở trường của
mình để đi triển khai thiết lập một nền tảng hoàn toàn mới.
Còn Pi thì sao? Vì sao Pi có thể triển khai được? Hãy bỏ qua
những vấn đề thuộc về thuyết âm mưu, về những thánh chống lưng nào đó, ta chỉ
xét thuần tuý năng lực nội tại của Pi chúng ta sẽ thấy, Pi triển khai được là
vì mấy lý do sau đây:
Thứ nhất: Pi định vị trở thành tiền tệ ngay
từ đầu
Việc định vị trở thành cái gì rất quan trọng vì nó quyết định
mọi chiến lược triển khai, quyết định đến từng bước đi trong kế hoạch của mình
cũng như quyết định đến mọi yếu tố kỹ thuật nền tảng. Định vị trở thành cái gì
cũng là nhân tố để xác lập tư duy cho cộng đồng ngay từ đầu, khiến cho việc
định hướng mọi hoạt động của cộng đồng sau này luôn nhất quán hướng về mục tiêu
đã định sẵn. Việc này Pi đã làm rất tốt, định vị nhất quán, rõ ràng ngay từ đầu
trong sách trắng và dù sách trắng có sửa đổi, bổ sung các quy định, nguyên tắc
nào đi nữa thì định vị đó vẫn không hề thay đổi.
Thứ hai: Chiến lược triển khai của Pi rất
tuyệt vời.
So với các đồng coin trước đó, Pi đã tạo ra một vườn ươm, có cơ
chế kiểm soát rõ ràng, chỉ có những tài khoản đủ điều kiện mới được di chuyển
vào mạng blockchain chính thức của mình. Việc làm này giúp Pi đã huấn luyện
được cộng đồng, thanh lọc được cộng đồng và kiến tạo ra một cộng đồng được định
vị một cách rất rõ ràng ngay từ đầu. Việc này các nền tảng khác họ cũng có thể
làm được nhưng chắc chắn họ không làm bởi vì đó không phải là sở trường của họ.
Kiến tạo 1 cộng đồng mới, một nền tảng mới là việc không hề dễ dàng và thay đổi
tư duy của một cộng đồng cũ càng khó khăn hơn nữa.
Thứ 3: Về cơ sở hạ tầng của mạng blockchain
Pi đã chuẩn bị khá đầy đủ và chủ động, bằng chiến lược thông
minh của mình, Pi đã từ hai bàn tay trắng kiến tạo nên một cộng đồng khoảng 50
triệu thành viên tích cực, có hàng trăm ngàn máy tính đang tham gia cống hiến
để xây dựng mạng blockchain của riêng mình. Chính vì định vị đúng đắn, chiến
lược triển khai thông minh Pi đã kiến tạo ra một mạng lưới của riêng mình với
hàng trăm ngàn node mạng trên khắp thế giới. Việc này phải nói do định vị đúng,
chiến lược tốt và cách làm hay đã tạo nên chứ không phải do lắm tiền, nhiều
của. Đây chính là yếu tố rất quan trọng, nếu bỏ qua yếu tố về thuyết âm mưu, bỏ
qua thế lực ngầm, chỉ tính thuần tuý về quy tắc giá trị, tức là cái gì có giá
trị hữu ích thì sẽ được chấp nhận. Với việc có 1 mạng blockchain đủ mạnh như
hiện nay và nó còn tiếp tục mạnh lên trong tương lai. Việc Pi trở thành tiền tệ
đúng như định vị ban đầu hoàn toàn khả thi bởi khi mạng blockchain này vận
hành, thực sự nó là 1 cỗ máy tài chính tự sinh, tự diệt với tất cả luật chơi đã
được tích hợp sẵn luôn đảm bảo một môi trường tài chính bảo mật trong quản lý,
công bằng trong lưu thông, minh bạch trong kiểm soát. Một đồng tiền chất lượng
như vậy chắc chắn sẽ được đông đảo người dùng chấp nhận.
Thứ tư: Pi đã tự mình kiến tạo được giá trị của chính mình.
Giá trị của Pi bao nhiêu? Đây chắc chắn là vấn đề ai cũng quan
tâm. Bản thân Pi định vị là tiền tệ, do vậy nó phải mang đầy đủ tính chất của
một đồng tiền. Nó phải vừa là thước đo giá trị, vừa là nơi lưu trữ giá trị, vừa
có thể thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ, vừa phải thực hiện được các giao dịch
lớn theo kiểu giải ngân các nguồn tiền lớn; nó phải vừa đảm bảo các yếu tố bảo
mật, minh bạch, công bằng; nó phải bảo đảm được tính tiện lợi, phổ dụng, dễ
tiếp cận. Tất cả những yếu tố này, Pi đã có đầy đủ hoặc hoàn toàn có thể làm
được trong những ngày tháng tiếp theo. Việc định vị đúng, chiến lược tốt, cách
làm hay, nền tảng mạnh đã kiến tạo nên một đồng tiền có đầy đủ các ưu điểm mà
ai cũng có thể hài lòng như vậy, chắc chắn giá trị của nó khó mà nhỏ được. Cụ
thể nó là bao nhiêu cá nhân tôi không nhận định được, mặc dù tôi vẫn ủng hộ
phong trào GCV nhưng ở phạm vi cá nhân mình, thực sự tôi không thể nhận định
được nó sẽ là bao nhiêu. Mọi thứ còn đang ở phía trước, hãy cùng nhau chờ đợi
nhé, chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả những Pioneer chân chính.
Thứ 5: Pi đã chứng minh được thực lực và giá trị của chính mình
Với 4 yếu tố đã nêu ở trên, tôi tin rằng Pi đủ khả năng thuyết
phục bất kỳ ông lớn nào. Pi đã thể hiện được 1 định vị đúng, chiến lược tốt,
cách làm hay, hiệu quả rõ ràng như hiện nay thì việc đàm phán để chung tay kiến
tạo Pi từ con thằn lằn để trở thành con khủng long là hoàn toàn có thể.
Trong điều kiện Pi chưa có giá trị thực tế nào nhưng điểm qua
vài yếu tố ta sẽ thấy:
- Để có 1 cộng đồng khoảng 50 triệu người tin tưởng đồng hành
suốt 5 năm là thứ không thể đo được bằng tiền
- Để có một cộng đồng hàng ngày đang làm marketing tự nguyện với
hàng ngàn bài viết, hàng trăm video bằng hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau đang
liên tục diễn ra trên toàn thế giới là thứ không thể đo được bằng tiền.
- Để có hàng trăm ngàn người tự bỏ tiền túi ra mua máy tính, nộp
tiền điện, nộp tiền internet, chăm sóc node ngày đêm trong suốt mấy năm qua là
một kỳ tích mà không có tiền nào đo được.
- Để có được một trình KYC như hiện nay, xử lý được hàng ngàn
loại giấy tờ với hàng trăm ngôn ngữ từ hơn 200 quốc gia cũng là một kỳ tích mà
không phải cứ có tiền là mua được.
Nếu thống kê cụ thể, còn nhiều thứ nữa mà không phải cứ có tiền
là làm được. Thực sự con thằn lằn Pi đã chứng minh mình không phải là con thằn
lằn mà là con khủng long con, bộ gen của con khủng long đó đã được hoàn thiện
và có đầy đủ cơ sở để cho các ông lớn nhận ra đây chính là bộ gen của khủng
long chứ không phải thằn lằn. Bản thân các Pioneer chúng ta còn nhận ra được
những điều này, không lý do gì các ông lớn không nhận ra. Ngay tại thời điểm
này, khi mà Pi đã trải qua 5 năm xây dựng và phát triển, khoảng thời gian mang
thai quá dài như vậy, chứng tỏ đó là con khủng long chứ không phải thằn lằn.
Giờ nhìn lại yếu tố thứ 5 đã phân tích ở phần nói về các sàn và soi chiếu với
yếu tố thứ 5 khi nhận định về Pi ở đây, chúng ta sẽ thấy có một sợ hợp lý, tất
nhiên là do cá nhân tôi sắp xếp về mặt trình tự, nhưng nội dung và những yếu tố
cốt lõi của vấn đề thì tự mỗi người đều có thể nhìn nhận thấy.
Ở yếu tố thứ 5 này, chúng ta càng thấy rõ hơn tư tưởng người xây
chợ, người in tiền, cộng đồng ủng hộ nhiệt liệt, chẳng có lý do gì khiến Pi
thất bại trong hoàn cảnh như thế này (Tất nhiên bỏ qua các yếu tố liên quan đến
thuyết âm mưu, thế lực ngầm này kia, chỉ xét thuần tuý về nguyên tắc giá trị
của nó).
Nguyễn Văn Ánh