Hành trình đáng sợ: Trải nghiệm cận tử từ những người sống sót


Theo Bạn khi chúng ta chết rồi, thứ đầu tin chúng ta thấy là gì?Cái chết sẽ như thế nào nhỉ? Chúng ta cứ thế và biến mất hay liệu chúng ta bước vào một thế giới khác, một cõi sau mà các tín ngưỡng đã từng nói đến. Chúng ta có gặp lại tổ tiên của mình không nhỉ?Dĩ nhiên tôi và bạn không thể hỏi bất cứ người đó lúc nào câu trả lời nhưng chúng ta có thể tìm hiểu về vấn đề đó và câu chuyện của những người đã vòng về từ cõi chết hay ta còn gọi họ là những người đã từng trải qua trải nghiệm cận tử.

Để nói về trải nghiệm này có rất nhiều trường hợp tôi từng đọc qua một trong số đó. Một trong số đó là một người phụ nữ tên là Erika. Cô này rơi vào tình trạng nguy kịch sau một thời gian dài lạm dụng thuốc giảm cân.

Và sau 9 năm sử dụng thuốc, cô cảm thấy cơ thể mình gần như kiệt quệ. Cô không thể ăn, không thể ngủ. Sau khi đến một khách sạn gần nhà để nghỉ ngơi, thì cô bắt đầu thấy tình trạng của mình tệ dần đi và cô lịm dần. Dường như là cô đã tiến gần đến cái chết.

Một lúc sau, cô thấy mình bỗng nhẹ bẫng đi và bay lên không trung. Cứ như thế là cô không còn trong thân xác của mình nữa. Và cô trông thấy các bác sĩ đang khiêng mình lên xe cấp cứu.

Rồi cô trông thấy một người đàn ông ngồi trên một chiếc bàn. Ông hỏi :

-Người có tin vào Chúa không?

-Dạ có, con tin vào Chúa. Erika trả lời

Và thế là ông biến mất. Cô thấy phía sau lưng mình xuất hiện một đường hầm rất tối. Cuối đường hầm có một dòng ánh sáng trắng dịu nhẹ. Cô tiến về phía đó, càng bước đến thì lại càng cảm thấy mình nhẹ nhàng đi. Mọi đau đớn dần biến mất và cô cảm nhận được tình yêu. Thoát khỏi đường hầm. Cô thấy vũ trụ với những vì sao. Rồi cô thấy cả cuộc đời mình như hiện ra trước mắt. Từng khoảnh khắc đáng nhớ là người được tái hiện. Chẳng khác gì một cuốn phim

Một lúc sau, Erika thấy một đường hầm nữa xuất hiện nhưng đường hầm này lại không phát ra ánh sáng như đường hầm ban đầu, lối ra của nó tăm tối. Phía dưới đường hầm, là tiếng gào thét của hàng trăm người đang giận dữ. Tiếng gào thét khóc la inh ỏi, xen lẫn với tiếng nguyện cầu, vang cả một góc trời.

Erika thấy những người này đang cố kéo cô xuống nơi họ đang đứng, một cách giận dữ.

-Lúc đó thực sự rất là ghê tởm. Có sự giận dữ và có cả sự thù ghét. Tôi cảm nhận được sự kiệt quệ, nếu như phải tiếp tục nghe thêm những lời như thế, chắc tôi sẽ e mắc kẹt lại mất.

Cô khóc lóc, cô van xin Chúa cứu mình ra khỏi nơi này. Rồi bạn vẫn chìm vào bóng tối.

Sáng hôm sau, Erika tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Thứ mà Erika vừa trải qua, tên khoa học của nó là trải nghiệm cận tử, khi con người được cho là đã cận kề cái chết.

Nhưng khoa học hiện đại vẫn chưa lý giải được toàn bộ hiện tượng này.

Tôi chắc rằng bạn đã từng nghe đâu đó những câu chuyện tương tự như Erika.

Chỉ khác ở đây là nếu người xuất hiện không phải là Chúa, thì có thể là Phật hay một đấng sư nhân nào đó trong tín ngưỡng của bạn hoặc có thể đó chính là ông bà tổ tiên của chúng ta, những người đã thuộc về một thế giới không nằm ở thực tại.

Các cuộc khảo sát ở Hoa Kỳ, Đức, Úc ước tính rằng từ 4-15% dân số đã từng có trải nghiệm cận tử. Điều này cho thấy trên thế giới có không ít trường hợp đã từng trải qua cảm giác chết đi sống lại.

Những câu chuyện của người trở về từ cõi chết luôn có một sức hút đặc biệt.

Một trang web về trải nghiệm cận tử lớn nhất thế giới, có tên là NDERF đã ghi nhận hơn 4.900 trường hợp miêu tả về những điều họ nhìn thấy khi cận kề cái chết. Con số này thực tế có thể lớn hơn nhiều.

Dựa trên báo cáo về nghiên cứu trải nghiệm này, người ta thấy rằng một người cận kề cái chết có ít nhất 12 biểu hiện điển hình sau đây :

1.Đầu tiên là hồn lia khỏi xác.

2.Thứ hai là các giác quan vỗ phát triển mạnh mẽ.

3.Thứ ba là cảm xúc mạnh liệt hoặc tích cực hơn.

4.Thứ tư là cảm giác đang đi vào một đường hầm

5.Thứ năm, họ nhìn thấy một luồng ánh sáng huyền bí hoặc rực rỡ.

6.Sáu là họ gặp gỡ được người thân và bạn bè đã mất hoặc những sinh vật huyền bí.

7.Bảy, ý thức về sự thay đổi của không gian và thời gian.

8.Tám là họ nhìn thấy lại toàn bộ cuộc đời của mình.

9.Chín, họ đến cõi thần tiên, thiên đàng hoặc vũ trụ.

10. Tiếp cận những kiến thức đặc biệt

11. Hoặc gặp phải những ranh giới hoặc rào cản.

12. Trở lại thân xác bằng cách tự nguyện hoặc không tự nguyện.

Một số người cho rằng trải nghiệm cận tử chỉ xảy ra và được kể lại dưới góc nhìn tôn giáo. Những người từng có trải nghiệm cận tử có thể là những con chiên trong thiên chúa giáo, những Phật tử thấm nhuần triết lý Phật giáo, hay những tín đồ Hindu dùng đạo.

Tuy nhiên, các báo cáo này chỉ ra những người không có tín ngưỡng hay tôn giáo cũng gặp phải hiện tượng này, và nó cũng không phân biệt độ tuổi. Trải nghiệm cận tử có thể diễn ra ở trẻ em.

Một người phụ nữ tên Ingrid đã bị tai nạn đuối nước khi bà ba tuổi. Bà đã ngụp lặn  trong hồ, chứa hơn 3.400 lít nước, với cái lạnh âm độ. Sau một hồi giẫy giụa, Ingrid nhận ra tim mình đã ngừng đập, và mình đã chết. Bà cũng cảm thấy một sự yên bình kỳ lạ. Rồi bà cảm nhận được một luồng ánh sáng trắng bên trên kia mặt nước. Bà thấy mình đi về phía sau lưng mẹ mình. Khi này mẹ bà đã ở ngoài cánh đồng

Sau này, khi kể lại câu chuyện ở thời điểm 50 năm sau Bà vẫn nhớ như in từng chi tiết. Đặc biệt là sau khi được mẹ mình hô hấp nhân tạo và sống lại

-Tôi cảm thấy mình bị mất kết nối, tách rời khỏi cơ thể. Tôi không cảm nhận được mẹ làm gì với mình. Khi tôi rơi xuống, một tia sáng lóe lên, tôi không làm được gì cả. Cứ rơi xuống thôi, như bị hút lại cơ thể. Và tôi biết rằng mình đã sống lại khi cảm nhận được hết tất cả những cái lạnh, những cái không thoải mái cũng như sự mất tự do.

Đa phần những trải nghiệm cận từ của mọi người đều có vẻ dễ chịu. Nó gần giống như một sự giải thoát tự do khỏi những tình huống đưa họ đến trạng thái đó.

Tuy nhiên, một số người thừa nhận trải nghiệm này đối với họ thực sự rất tệ, ước tính có từ 1-5% những trải nghiệm cận tử là khó chịu.

Khó chịu bởi những gì họ thấy không phải là thiên đàng, cũng không phải là đức tin của họ, mà là những thứ đáng sợ hơn mà thông thường chỉ có trong trí tưởng tượng của con người.

Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cận tử là Bruce Grayson cho biết :

Có một số trải nghiệm khó chịu hơn là dễ chịu. Và những trải nghiệm này khó thu thập vì mọi người không muốn nói về chúng. Chúng tôi mất rất nhiều thời gian để tìm ra được khoảng 50 trường hợp và xem xét trải nghiệm khó chịu đó có những gì.

Một số nhỏ có hình ảnh địa ngục. Điển hình là lửa xanh và ma quỷ.

Giáo sư nói rằng, điều quan trọng nhất để đánh giá những trải nghiệm này là cách bản thân chúng ta phản ứng với trải nghiệm đó.

Nếu bạn cảm thấy mất kiểm soát và sợ hãi, nghĩa là bạn sẽ dễ gặp trải nghiệm tiêu cực hơn. Nếu một người bình tâm đón nhận cái chết, họ sẽ ra đi thanh thản hơn. Những người trải qua giây phút cận tử này thường sẽ thay đổi hành vi, thái độ và nhận thức. Họ có xu hướng trở nên tâm linh hơn.

Tập trung vào các tính cách tốt, quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa mình và mọi người, thay vì để ý đến của cải, vật chất hay là sự cạnh tranh quyền lực.

Những trải nghiệm này, dù được ghi nhận nhiều, nhưng các nhà khoa học vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong việc giải thích chúng.

Một trong số đó là hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất và được mọi người đặc biệt quan tâm. Tôi muốn nói đến chuyện hồn lia khỏi xác.

Bạn có thật sự tin vào việc chúng ta có linh hồn hay không?

Những người có tôn giáo thường cho rằng con người tồn tại ở hai phần. Một là linh hồn, hai là thể xác. Thể xác là nơi chứa đựng linh hồn, và tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng mà quan niệm với linh hồn cũng khác đi.

Có quan niệm cho rằng linh hồn sẽ phải đi qua nhiều kiếp sống, và thể xác chỉ là nơi trú chân tạm thời trong kiếp sống này.

Giới khoa học cũng có nhiều nỗ lực chứng minh sự thật về khái niệm linh hồn. Bởi có nhiều vấn đề mà khoa học không thể giải thích được, như ma hay tiền kiếp,

hay như vấn đề chúng ta đang đề cập, đó là trải nghiệm cận tử, điều không thể lý giải được hết bằng khoa học.

Một số người biết mình trôi lơ lửng về phía trần nhà và nhìn thấy mọi chuyện ở bên dưới. Họ thấy nhiều người vây quanh xác của mình, thường đó là bác sĩ hoặc là những người thân yêu.

Một người phụ nữ tên là Tricia đã kể lại trải nghiệm cận tử của cô ấy trong một vụ tai nạn xe hơi năm cô 22 tuổi. Trên đường đi đến bệnh viện, Tricia cảm nhận được một cơn đau tột cùng. Dường như cô sắp lìa đời, không gì khiến cô tin rằng mình có thể qua khỏi, rồi cô thấy người mình nhẹ bâng và lơ lửng trên trần nhà.

-Tôi cảm thấy chính xác là linh hồn của mình đang nhìn xuống các bác sĩ đang phẫu thuật cho tôi. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là tại sao lại nhiều máu như thế. Tôi thấy mình như đang trong một cuộc chiến và nó thật khủng khiếp.

Nhìn từ cuộc phẫu thuật đang diễn ra, Trisha cảm thấy mình thông suốt hơn hẳn, trải nghiệm thoát xác mở ra cho cô một không gian hoàn toàn khác biệt.

Cô nhìn thấy những thiên thần cao khoảng 2 đến 3 mét đang đứng trước mặt mình. Mọi chuyện chỉ kết thúc khi cô cảm nhận được nỗi đau từ thân xác của mình. Đó là khi ca phẫu thuật kết thúc tốt đẹp.

Thì tôi cũng thấy nó rất là khó tin, và các nhà khoa học cũng thế.

Họ bắt đầu gom nhặt các câu chuyện về những người tự nhận mình là có trải nghiệm thoát xác để nghiên cứu. Các nhà khoa học yêu cầu những người này kể lại những gì họ trải qua và nhớ những người có mặt trong sự kiện đó để xác minh.

Kết quả thu được từ những nghiên cứu cho thấy sự thoát xác mà nhiều người trải qua là thật, bởi vì họ đã thuật lại chính xác những gì họ thấy xung quanh, chẳng hạn như màu cái cà-vạt của vị bác sĩ, hay là hành động của mọi người khi đó và những người có mặt tại đó đã xác nhận điều đó là đúng.

Một số người còn thuật lại chính xác những sự kiện đang diễn ra trên thế giới.

Nếu điều này là thật thì lẽ nào...Linh hồn thật sự tồn tại, các thế giới bên kia là có thật. Thế giới Linh hồn theo các tín nghĩa dân gian là có tồn tại. Còn trong các tôn giáo lớn, điều này còn được xác tín mạnh hơn.

Ví dụ như dân gian vẫn tương truyền rằng, vào ngày rằm tháng 7, cổng ấm phủ sẽ mở cho những Linh hồn về thăm trần gian.

Hay trong Thiên chúa giáo, người ta tin rằng có thiên đàng cho những người tốt và hỏa ngục cho kẻ ác.

Ý nghiệm hồn lìa hỏi xác khi cận kề cái chết đã phản ánh mạnh mẽ niềm tin tâm linh của con người khi họ còn sống. Thế nhưng, các nhà khoa học theo thuyết duy vật không tin vào khái niệm linh hồn bởi nó nằm ở trong cõi phi vật chất.

Linh hồn là gì? Nó có hình dạng như thế nào? Trọng lượng ra sao?

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng không có lời giải thích thỏa đáng.

Bên cạnh những người chỉ theo một trường phái duy nhất, vẫn còn những nhà khoa học tin rằng có linh hồn. Thậm chí họ còn giải thích linh hồn theo khoa học.

Theo thuyết lượng tử về nhận thức của nhà khoa học vật lý người Mỹ Stuart Hamaroff và nhà khoa học người Anh Roger Penrose, linh hồn được coi là một phần của cầu trúc mà nhóm nghiên cứu gọi là vi ống, một tổ chức siêu nhỏ trong thế bào não.

Các nhà khoa học cho rằng bộ não con người là một máy tính sinh học với hàng tỷ neuron. Não là nơi kết nối các sợi trục, khớp nối thần kinh hoạt động như một hệ thống thông tin hoàn chỉnh.

Theo học th uyết này thì ý thức là kết quả của quá trình hấp dẫn lượng tử bên trong vi ống. Và khi con người chết lâm sàng, các vi ống mất trạng thái lượng tử

Nhưng thông tin chứa trong nó thì không hề bị phá hủy và linh hồn không chết đi, mà chỉ đi vào vũ trụ.

Tiến sĩ Amarov cho rằng, ý thức đến từ trạng thái lượng tử trong các vi ống thần kinh. Khi bệnh nhân tỉnh lại, các thông tin lượng tử này có thể quay lại vi ống.

Còn nếu họ chết, các thông tin lượng tử đó có thể tồn tại ngoài cơ thể dưới dạng một linh hồn. Hoặc một số người tin rằng linh hồn là một dạng năng lượng và bạn chắc hẳn sẽ nhớ đến mệnh đề này.

Theo định luật bảo toán năng lượng, năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

Có thể linh hồn là một dạng năng lượng để chuyển hóa từ cơ thể. Rõ ràng là chưa có một lời giải thích nào đầy đủ và thuyết phục cho trải nghiệm thoát xác.

Dù cảm giác khi trải qua nó thì họ đã xác mình được

Ngoài ra, chúng tôi đã liệt kê trong 12 biểu hiện của trải nghiệm cận tử. Có nhiều người có đề cập đến một câu chuyện

Họ đi qua đường hầm của ánh sáng tự nhiên. Bạn nghĩ liệu đó có phải là ánh sáng từ trái đèn hùynh quang trong bệnh viện hay không? Hay đó là ánh sáng từ cái đèn pin của bác sĩ khi kiểm tra sự giãn nở ở đồng tử? Có người cho rằng, đó là khi ánh sáng rọi qua mắt nó khiến người ta thấy được luồng sáng dịu nhẹ, thông qua da mắt khá mỏng.

Và khi con người tiến gần đến cái chết, lượng máu và oxy vẫn chuyển đến mắt giảm xuống làm rối loạn thị giác. Điều này sẽ khiến họ mất tầm nhìn ngoại vi, những gì nằm ngoài điểm nhìn trung tâm của mắt người. Và kết quả là họ chỉ nhìn thấy một đường hầm và thừa ánh sáng chói lòa. Tầm nhìn đường hầm là dấu hiệu xuất hiện, có cả hai trạng thái sợ hãi quá mức và thiếu oxy.

Quay về toàn bộ các biểu hiện của trải nghiệm cận tử, người ta vẫn chưa nghiên cứu được toàn diện những gì xảy ra khi một người rời bỏ thế giới này.

Trước đây, một người được xem là chết khi họ tắt thở và tim ngừng đập.

Thế nhưng sau này, rất nhiều trường hợp chỉ ra rằng, tim ngừng đập, phổi ngừng trao đổi oxy, không có nghĩa là người đó đã chết.

Vì lúc này, não của họ vẫn còn hoạt động, trạng thái tắt thở và tim ngừng đập được gọi là chết lâm sàng. Và sau khi tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo làm cho tim đập lại, người chết có thể sống lại.Điều đó cho thấy não bộ vẫn hoạt động sau khi tim và phổi không hoạt động được.

Vậy thì một định nghĩa mới với cái chết được đưa ra : Một người chỉ thật sự chết khi các hoạt động điện não cũng ngưng.

Người ta có thể chứng minh một người chết não nhưng không rõ là bộ phận nào của não đã chết. Và bộ phận đó chết có phải là nguyên nhân chính gây ra chết não hoàn toàn hay không?

Ngoài ra, vài giây sau khi chết lâm sàng, người ta cũng có thể mất đi tiềm thức của mình. Việc xác định người chết bằng điện não đồ cũng không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Đôi khi có một vài tín hiệu giả khi não đã ngưng hoạt động hoặc nó vẫn hoạt động, nhưng dòng điện mà nó tạo ra lại thấp hơn ngưỡng đó.

Sam Parina, một chuyên gia cấp cứu khi nói về trải nghiệm cận tử, cho biết :

-Có những bằng chứng chỉ dựa trên quan sát cá nhân và cũng có đủ các trường hợp xảy ra gợi ý rằng ý thức có thể tiếp tục khi chức năng của não đang ngừng hoạt động.

Nếu lúc này con người vẫn giữ được ý thức, thì họ sẽ dễ dàng gặp phải ảo giác, do tim đã ngừng đập, máu và oxy không thể lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Thiếu oxy ở não cũng có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng cho não, khiến một số trường hợp chết lâm sàng, dù hồi sinh, vẫn không thể duy trì sự sống.

Và nhiều người cho rằng, ý thức nằm ở lớp vỏ não. Vì thế, khi vỏ não không có xung điện, nghĩa là người đó được xem như đã chết.

Thế nhưng, thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Nhà thần kinh học Stephen đã tiến hành nghiên cứu những bệnh nhân hôn mê sâu. Được ví như trải nghiệm cận tử, ông đặt một số thiết bị có kết nối dây nhỏ với não để thăm dò hoạt động điện sâu trong não. Đo áp suất, đo oxy. Và nhà thần kinh học Stephen Amare đã rút ra kết luận rằng :

-Chúng tôi đã từng nhìn thấy những trường hợp mà điện não đồ phẳng trên bề mặt. Nhưng khi bạn đo điện não đồ sâu hơn một tí, bộ não vẫn hoạt động, trừ lớp vỏ não. Các cấu trúc dưới vỏ vẫn hoạt động. Nó có thể làm một cách hiểu đơn giản theo sinh lý học và không mang yếu tố thần bí, rằng tại sao con người có thể giữ những ký ức trong suốt 20 phút hồi sức tim phổi.

Các nghiên cứu thử nghiệm thuốc cho thấy, não cũng phải trải qua những trải nghiệm tương tự và những người đã cận kề cái chết.

Điều này lại khiến một số nhà khoa học cho rằng, trải nghiệm cận tử chỉ là một trong những biểu hiện rối loạn chức năng ở não bộ. Từ lúc tim ngừng đập, não vẫn còn hoạt động từ 3 đến 5 phút, đến khi tất cả các tế vào não tắt lịm.

Đến đây thì tôi lại phải tự đặt câu hỏi, nếu thật sự những trải nghiệm cận tử là những rối loạn đến từ ý thức và não bộ, vậy thì vượt qua tất cả những ảo giác đó, con người sẽ đi đến đâu?

Chúng ta thật sự sẽ bước vào gọi tâm linh, hay chỉ đơn giản là sự kết thúc của cả thân xác, lẫn ý thức. Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về trải nghiệm cận tử để có thể đưa ra những lời giải thích hợp lý hơn cho tương lai.

Nhưng có lẽ đó vẫn là một cái gì đó rất khó khăn.

Mặc cho nhiều sự phân biệt rạch rồi của các nhà khoa học theo chủ nghĩa duy vật, một số nhà khoa học cũng bắt đầu cởi mở hơn với sự có mặt của một thế giới song song. Còn bạn thì sao? Bạn nghĩ chúng ta sẽ đi về đâu sau khi chấm dứt cuộc sống này?

EBook Gone West: Three Narratives of After-Death Experiences 

Một cuốn sách về cuộc sống sau khi chết và những trải nghiệm của tác giả trên cõi trung giới, xuất bản lần đầu năm 1917. Lời nói đầu: 'Các cuộc thảo luận về trạng thái sau khi chết thường kết thúc bằng tuyên bố nổi tiếng rằng 'Không ai từng quay lại để kể về chúng.' Trong 'Gone West', chúng tôi có câu trả lời cho điều này bởi vì ông JSM Ward, tác giả, đã làm điều đó. Anh ấy thường xuyên đến thăm Cõi trung giới, giữ được ý thức của mình khi ở đó, và cuốn sách của anh ấy là một ghi chép hấp dẫn về những trải nghiệm của anh ấy giữa những người được gọi là người chết. Anh ấy mô tả một số mối nguy hiểm từng tồn tại trên Cõi trung giới dưới hình thức các thực thể xấu xa cố gắng lôi kéo những người cư ngụ, đặc biệt là những người mới đến, chiều theo rượu, tình dục và những tệ nạn nhục dục khác mà họ đã tham gia khi còn ở trên trái đất. '

Cuốn sách này có 308 trang trong phiên bản PDF và được xuất bản lần đầu vào năm 1917.

Xem sách tại đây :

- Bản tiếng Anh

- Bản tiếng Việt

Tham khảo

(1).Trải nghiệm cận tử là một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống[2]. Trải nghiệm này thường đa dạng, từ dữ dội, yên bình hay như thể đang lơ lửng trong không trung[3]. Cảm giác cận tử có thể khiến người trải nghiệm tách biệt khỏi cơ thể trong khi hoàn toàn nhận thức được cái chết sắp xảy ra[5].

Một nghiên cứu dài hạn trong 3 năm đã cho thấy rằng một số người tu hành Phật giáo có thể tự ý gây ra trải nghiệm cận tử trong khi thiền[1]. Ngược lại với trải nghiệm cận tử truyền thống, những người tham gia nghiên cứu này có thể tự ý kiểm soát nội dung và thời lượng của trải nghiệm[1].

Mặc dù trải nghiệm cận tử không được khoa học chấp nhận là một hiện tượng thực sự, nhưng nhiều người tin rằng đó là một trải nghiệm tâm linh đặc biệt và có ý nghĩa sâu sắc[4].

 

Trích dẫn:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Near-death_experience

[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A3i_nghi%E1%BB%87m_c%E1%BA%ADn_t%E1%BB%AD

[3] https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/trai-nghiem-can-tu-co-lien-ket-gi-voi-giac-ngu/

[4] https://tuoitre.vn/giai-ma-bi-an-can-tu-khoa-hoc-noi-gi-ky-6-trai-nghiem-can-ke-cai-chet-danh-do-khoa-hoc-20230712000614636.htm

[5] https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khoa-hoc-he-lo-trai-nghiem-can-tu-cua-con-nguoi-20230411065525972.htm

[6] https://youtube.com/watch?v=EUSNqwOIz6s

[7] Khoa học về kinh nghiệm cận tử

https://thuvienhoasen.org/a22693/khoa-hoc-ve-kinh-nghiem-can-tu

(2)

Để tìm hiểu về trải nghiệm cuối đời trên internet, chúng ta có thể khám phá nhiều nguồn khác nhau cung cấp thông tin về chủ đề này. Một nguồn là Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ (AHA), nơi trình bày những câu chuyện về những người có thật mắc bệnh hiểm nghèo và được hưởng lợi từ dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ[1](https://www.aha.org/center/palliative-care/ Patient-stories ). Những câu chuyện này cung cấp những hiểu biết cá nhân và nêu bật cách chăm sóc giảm nhẹ có thể cải thiện sức khỏe của bệnh nhân.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên BMJ Supportive & Palliative Care thảo luận về những phát hiện của quá trình tổng hợp meta liên quan đến trải nghiệm cuối đời[2](https://spcare.bmj.com/content/early/2023/06/ 12/spcare-2022-004055). Nghiên cứu bao gồm tài liệu bổ sung trực tuyến VIII, trình bày kết quả của quá trình tổng hợp meta. Nghiên cứu này góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về các hiện tượng cuối đời.

Một nguồn tài nguyên thú vị khác là trang web của Tiến sĩ Christopher Kerr, nơi ông cung cấp các công cụ và thông tin liên quan đến trải nghiệm cuối đời, bao gồm những câu chuyện cá nhân mang ý nghĩa cá nhân và cung cấp cái nhìn sâu sắc cho bệnh nhân sắp chết và người thân của họ[3](https:// www.drchristopherkerr.com/tools). Những câu chuyện này có thể có giá trị trong việc hiểu các khía cạnh cảm xúc và tâm lý của hành trình cuối đời.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên PubMed đã khám phá các chủ đề liên quan đến trải nghiệm cuối đời bằng cách phân tích các câu chuyện trực tuyến có sẵn công khai được viết bởi những cá nhân được chẩn đoán mắc bệnh nan y[4](https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32009573 /). Nghiên cứu này làm sáng tỏ quan điểm và kinh nghiệm của các cá nhân đối mặt với giai đoạn cuối đời của họ.

Cuối cùng, Viện nghiên cứu Sheldrake điều tra các trải nghiệm cuối đời ở động vật, một lĩnh vực nghiên cứu mới nổi nhằm tìm hiểu các hành vi và hiện tượng của chúng trong giai đoạn này[5](https://www.sheldrake.org/research/end- kinh nghiệm sống). Nghiên cứu này mở rộng kiến thức của chúng tôi và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về bản chất của những trải nghiệm cuối đời ngoài con người.

Rupert Sheldrake, nhà sinh vật học và tác giả, nổi tiếng với lý thuyết về trường hình thái và cộng hưởng hình thái, dẫn đến tầm nhìn về một thế giới sống được kết nối với nhau thông qua các trường và cộng hưởng này[1](https://www.sheldrake.org/ ). Viện nghiên cứu Sheldrake cung cấp nhiều tài nguyên và nghiên cứu về sinh học thực vật, bao gồm các chủ đề như vận chuyển auxin, sản xuất hormone, biệt hóa tế bào, cũng như quá trình lão hóa và chết của tế bào[2](https://www.sheldrake.org/research). Tiến sĩ Rupert Sheldrake cũng cung cấp một khóa học trực tuyến khám phá khoa học duy vật đương đại và cuộc khủng hoảng uy tín của nó[3](https://rupertsheldrakecourse.com/). Merlin Sheldrake, nhà sinh vật học, nhà văn và diễn giả, chuyên về khoa học thực vật, vi sinh, sinh thái học, lịch sử và triết học của khoa học[4](https://www.merlinsheldrake.com/about). Một trong những đóng góp nghiên cứu đáng chú ý của Rupert Sheldrake là cuộc điều tra của ông về mối liên kết giữa các loài thực vật thông qua Wood Wide Web, nơi ông xác định loài nấm nào kết nối với các loài thực vật cụ thể[5](https://sarawrightnature.wordpress.com/tag/rupert- sheldrake /).

Nhìn chung, những nguồn này cung cấp nhiều thông tin, câu chuyện cá nhân và kết quả nghiên cứu góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về những trải nghiệm cuối đời được ghi lại trên internet.

(3)

Có nhiều cuốn sách và bộ phim về trải nghiệm cận tử của những người sống sót. Một số cuốn sách được đề cập gồm "The Five People You Meet in Heaven" và "The Next Person You Meet in Heaven" của Mitch Albom[2], "Imagine Heaven: Near-Death Experiences, God's Promises, and the Exhilarating Future That Awaits You" và "Journey of Souls: Case Studies of..."[3].

Ngoài ra, có một danh sách các bộ phim về cái chết và trải nghiệm cận tử như "Final Destination", "Hereafter" và "Meet Joe Black"[4].

Nếu bạn muốn đọc sách hoặc xem phim về trải nghiệm cận tử của những người sống sót, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại các nguồn sau:

- [1](https://www.joincake.com/blog/movies-about-near-death-experiences/)

- [2](https://www.joincake.com/blog/near-death-experience-books/)

- [3](https://www.amazon.com/Near-Death-Experiences-Occult-Books/b?ie=UTF8&node=596556)

- [4](https://www.insightstate.com/spirituality/movies-about-death-and-near-death-experiences/)

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget