-Bạn nghe thấy
gì chứ?
-Ừ thì chắc
ai đó chưa ngủ thôi
-Ơ?
-Nhưng bạn
đang sống một mình mà!
-Thì chắc là
do căn hộ bên trên rồi.
-Ơ?
-Nhưng mà đã
3 giờ đêm.
-Ai còn thức
nhỉ?
-Hay có lẽ
nào...
Tôi biết bạn
đang nghĩ đến điều gì?Ai đó đang ở trong căn nhà của chúng ta.
Một thế lực
siêu nhiên khiến tôi và bạn dựng tóc gáy từ nãy đến giờ, dù nó chỉ xuất hiện
trong ý nghĩ. Ừ...Đấy là ma đấy. Mà ma có thật không nhỉ?
Có bao giờ bạn
nghiêm túc hỏi lại chính mình vì sao bạn lại tin một thứ mà bạn chưa bao giờ thấy
không? Nhỡ đâu những thứ bạn nghe được đều là do con người tạo ra thì sao? Một
cách trùng hợp chẳng hạn.
Hãy nhớ lại
lần đầu tiên bạn biết về ma, chắc chắn không phải là do bạn đã nhìn thấy nó, mà
là bạn đã nghe người khác kể về nó.
Còn nếu bạn
đã nhìn thấy nó rồi, tôi sẽ nói cho bạn biết vì sao bạn nghĩ là bạn đã nhìn thấy
ma, trong khi có rất nhiều khả năng là bạn chưa từng nhìn thấy.
Chúng ta đến
với câu hỏi đầu tiên của tôi, ma có thật không?
Tôi sẽ không
trả lời câu hỏi này cho bạn ngay được. Vì sao?
Theo khoa học,
để trả lời chính xác một nghi vấn như thế này, chúng ta cần xác định rất rõ
khái niệm ma ở đây là gì? Ma trong ý nghĩ của bạn có giống với ma trong ý nghĩ
của tôi hay không? Câu trả lời là chưa chắc
Bạn có thể
nghĩ ma là một chiếc bóng trắng vụt qua trong đêm khuya.
Còn tôi thì
nghĩ rằng ma là cái đèn dây tóc mà chớp tắt từng đợt .
Người Mỹ tin
rằng ma thì phải hiển hiện như là con ma Valak hay Anabel.
Còn người
Trung Quốc thì tin rằng ma phải có hình dạng như cương thi chẳng hạn.
Về cơ bản,
chúng ta không có cách nào để chứng minh chiếc bóng trắng, đèn dây tóc, Valak
hay cương thi đều là một. Ý tôi ở đây là bạn không thể chứng minh chúng được
sinh ra từ một thế lực duy nhất là ma. Bạn không thể cho rằng bất kỳ thứ gì
chúng ta không giải thích được đều là ma được.
Trong cuộc sống
thường ngày vẫn tồn tại rất nhiều điều bí ẩn. Điều đó không có nghĩa chúng đều
do ma tạo ra.
Joe Nichol,
một nhà điều tra siêu nhiên với 50 năm kinh nghiệm, người phương Tây hay gọi
người như ông là những thợ săn ma.
Nhưng chính
ông lại khẳng định rằng : Tôi không chỉ chưa từng tìm thấy một bằng chứng nào
chứng minh ma có thật, mà tôi còn chẳng thấy một chứng cứ khoa học nào phục vụ
điều đó, không một bóng ma hay một sự ám ảnh nào được khoa học chứng thực cả.
Ừ thì, nếu bạn
đã là một người chơi hệ tâm linh, bạn sẽ nghĩ Joe là một gã nặng bóng vía nên
không thể gặp được ma.
Nhưng khoan
nào, tôi đang nhìn mọi thứ theo hướng khoa học.
Và Vía là một
thứ chúng ta không thể thấy được hay đo được,nên tôi sẽ không chấp nhận cách lý
giải này nhé.
Cuối cùng
thì ma là gì? Ma là một dạng năng lượng. Hay ma là một hình dạng kỳ lạ. Hay ma
chính là linh hồn người đã khuất.
Thuật ngữ ma
và linh hồn được dùng thay thế cho nhau trong một số ngôn ngữ.
Ví dụ Ghost
là một từ như thế. Nó ám chỉ linh hồn những người đã khuất, hiện về với người
còn sống.
Chứng tỏ suy
nghĩ này tương đối phổ biến, nên tôi sẽ tạm nghiêng theo khái niệm này để tiếp
tục bàn về ma, cứ tạm cho rằng ma đến từ thế giới của các linh hồn, những người
đã khuất. Thì rõ ràng chúng ta chưa có một công cụ khoa học nào để nhận thức
chính xác về thế giới linh hồn, dù khái niệm linh hồn hay một thế giới khác thế
giới thực tại xuất hiện trong hầu hết các tôn giáo trên thế giới.
Và nếu bạn
nói với tôi rằng, bởi vì đó là ma, nên khoa học không cách nào giải thích được,
thế thì bây giờ tôi sẽ đi giải thích một cách khoa học ngược lại những trải
nghiệm mà người ta cho rằng là ma.
Cần 50% người
Mỹ tin rằng có ma, và 28% tin rằng họ từng nhìn thấy ma. Con số này ở Singapore
là 70%. Các nước châu Á thường có xu hứng tin vào ma nhiều hơn, và hình tái ma
cũng đa dạng hơn.
Tôi ví dụ
chuyện cầu cơ chẳng hạn, bạn hẳn đã nghe những người tìm đến các vong hồn để
xin số. Ngoài ra, chuyện về những vong hồn đi theo người sống để giúp đỡ hoặc
hãm hại họ cũng khá phổ biến trong văn hóa Á Đông.
Vì sao tôi lại
nhắc đến chuyện niềm tin?
Tiến sĩ Michael
Schermer đã viết trong một quyền sách về não bộ của mình rằng,
khi bạn tin
một điều gì đó, não bộ của bạn sẽ có xu hướng hiện thực hóa niềm tin đó. Ví dụ,
bạn tin vào ma hoặc những điều tâm linh, huyền bí, và não bộ sẽ lưu tâm đến những
sự vật, hiện tượng nhuốm màu ma quái xung quanh bạn nhằm giúp bạn xác thực niềm
tin đó.
Dân già nó sẽ
nảy sinh một cảm giác mãnh liệt để củng cố rằng ma thật sự tồn tại, đặc biệt là
khi bạn vô tình có một trải nghiệm nào đó bí ẩn.
Chẳng hạn
như bạn từng bị gõ cửa phòng, như khi mở ra, bạn lại chẳng thấy ai.
Nếu nhỡ bạn
đã từng ghi nhớ những câu chuyện về ma như thế này, thì khoảnh khắc đó bạn sẽ tự
xác nhận 90% trường hợp đó do ma tìm đến. Và giờ đây, niềm tin ma quá của bạn lại
tăng lên nhiều lần. Vòng tròn này sẽ cứ lấp đi lập lại và bạn sẽ ngày càng tin
hơn mà thôi.
Điều này sẽ
đúng với hầu hết các niềm tin khác, như tôn giáo chẳng hạn, chúng ta hoàn toàn
có thể tin vào những thứ không hề hiện diện và tự xác tín.
Vì thế, bạn
sẽ không đời nào chấp nhận sự thật rằng chỉ đơn giản là có một ai đó đã gõ nhầm
cửa phòng bạn và rời đi trước khi bạn kịp mở cửa.
Ý tôi là nếu
bạn không thể nào chứng minh được đấy là ma, thì bạn phải chứng minh được không
có yếu tố con người nào có thể tác động được đến cánh cửa.
Nhưng làm
sao bạn làm được việc đó? Bạn có tận mắt chứng kiến khoảnh khắc cửa phòng bị gõ
từ bên ngoài hay đâu?
Thế thì tin
có ma chẳng hợp lý hơn à? Đấy là tôi đùa.
Thế nên, nếu
một người đã tin vào ma, thì tỷ lệ họ bảo rằng họ đã nhìn thấy ma nhiều hơn hẳn
những người không tin có ma.
Một số nghiên
cứu phương Tây chỉ ra rằng, các sinh viên học các ngôn ngữ tư duy phản biện nhiều,
thường từ chối niềm tin vào ma.
Điều này có
liên quan đến một khái niệm, gọi là nhận thức gợi ý.
Vào năm
1997, người ta đã làm một cuộc khảo sát khi cho 2 hai người bước vào một nhà
hát bị đồn là ma ám. Kết quả là đến 50% những người tham gia cho biết nhà hát
này bị ma ám thật.
Các nhà khoa
học cho rằng, chúng ta là loài vật tiến hóa với một khả năng ảo tưởng nhất định,
nhằm đối phó với các hiểm họa từ bên ngoài.
Con người
thường không dễ chịu với các tác nhân can thiệp vào cuộc sống của mình. Họ có xu
hướng muốn kiểm soát mọi thứ, thay vì thừa nhận sự bất lực của mình trước những
thứ khó hiểu, người ta thấy nhẹ nhõm hơn khi đổ thừa cho một vong hồn hay một
thế lực siêu nhiên đang đứng đằng sau những thảm họa.
Điều này góp
phần dẫn đến ý niệm về ma luôn mạnh mẽ trong dân gian.
Nhưng đó là
những yếu tố khá xa xôi về mặt tâm thức. Còn bây giờ, chúng ta bắt đầu phân
tích từ những thứ gần gũi hơn.
Bạn có thấy
những câu chuyện về ma thường sẽ diễn ra rất nhanh không?
Họ sẽ kể với
bạn là họ vừa nhìn thấy những thứ gì đó giống giống một cô gái, một chiếc bóng,
một đứa con nít và thường là khoảnh khắc ấy diễn ra rất nhanh.
Rồi họ kết
luận mình đã thấy ma hoặc phổ biến nhất là câu chuyện về những bức ảnh , một
chiếc bóng trắng hoặc những vệt sáng kỳ dị xuất hiện cạnh ai trong một bức ảnh
và nó được lan truyền về mức độ chóng mặt, rằng ma đã hiển hiện
Thế nhưng,
chắc bạn chưa biết, con người có khả năng nhận diện mặt người cực kỳ nhanh
chóng trong các hình ảnh ngẫu nhiên. Hiện tượng này có tên tiếng Anh, là
Peridolia, hay còn gọi là nhân hóa.
Bạn chắc chắn
rất hay mắc phải hiện tượng này, ví dụ như khi nhìn lên bầu trời đầy những đám
mây, chúng ta sẽ tưởng tượng ra mặt một ông lão, hay một người phụ nữ chẳng hạn.
Cơ chế này hoạt động giống với cách bạn nhìn vào những bức ảnh ma quái. Có rất
nhiều chi tiết, nhưng não bạn chỉ nhanh chóng liên kết để nhận diện yếu tố con
người mà thôi.
Vì sao thế?
Não của chúng ta thường xuyên quá tải, và nó sẽ không đời nào nhớ hết được những
gì để nó chứng kiến. Phần lớn thông tin trong não của xu hướng tự lấp đầy. Điều
này có nghĩa là những thứ mà bạn đang ghi nhớ và cho rằng nó như thế, chưa chắc
là thứ bạn gặp phải đâu.
Nó giống với
việc bạn có thể chắc nịch về tôi rằng bạn đã thấy ma, nhưng nếu mọi thứ diễn ra
nhanh như vậy, thì não bạn thường sẽ không đủ thời gian để soi xét nó thật kỹ và
thậm chí bạn sẽ không đủ dữ liệu để nhận ra rằng nó đơn giản, chỉ là một hiện
tượng bình thường.
Sẵn đây tôi
sẽ nói luôn về các bức ảnh. Hầu hết các bức ảnh bạn thấy trên internet đều là kết
quả của việc chỉnh sữa vì yếu tố ma quái của nó thường khá mờ ảo, lợi dụng khả
năng tưởng tượng của não bộ để khơi gợi niềm tin.
Ngoài ra, những
IT về ma thường hãy đem các bức ảnh với nhiều chiếc bóng tròn nhỏ khi chụp vào
ban đêm để minh họa rằng đó là các vong hồn.
Các chuyên
gia phân tích hình ảnh cho biết, đèn flash của những chiếc máy ảnh cũ thường sẽ
dễ phản xạ với các hạt trong không khí và cho ra những bức ảnh với những chấm
nhỏ phát sáng như thế hoặc là những vệt sáng kỳ dị.
Và đây là
lúc não bộ chúng ta tiến hành việc nhân hóa các vệt sáng này thành hình mặt người.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học British Columbia cho biết, những người
có xu hưởng nhân hóa cao, thậm chí là gán các phẩm chất của con người vào sự vật
thường dễ tin vào những điều huyền bí hơn.
Và một khi bạn
đã tin vào những điều huyền bí thì sao?
Như tôi đã
nói, bạn có khả năng sẽ ngay gàng tin hơn và khả năng bạn cho rằng mình có thể
hoặc đã thấy ma cũng có thể nhiều hơn.
Nếu bạn chưa
tin, ma rất có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng và sự yếu ớt của não bộ, thì
tôi lại dẫn thêm một ví dụ vậy.
Các nhà khoa
học đã tiến hành một thí nghiệm tạo ra một cánh tay robot mô phòng truyền động
nhưng đặt sau lưng của người tham gia.
Bất kể người
tham gia làm gì, cánh tay robot này cũng sẽ thực hiện y hệt như thế, ví dụ như
hành động chỉ chỏ hoặc đúc chạm, nhưng với một độ trị nhất định giữa hành động
của họ và robot. Kết quả là họ bảo rằng dường như trong căn phòng này có ma.
Họ thật sự
thấy mình đang chơi đùa với một thứ gì đó và một ai đó thay vì nhận thức rõ về
sự thật rằng hành động chạm vào lưng họ chính là của họ.
Thí nghiệm
này chỉ ra rằng những phần trong não bộ của chúng ta sẽ bị thao túng đến mức
nào. Điều này được nhắn in cứu Olaf Blank gọi là Misperceived
Self-Representation. Tạm dịch là nhận thức đại diện bản thân sai lệch. Nó sẽ dễ
dàng bị diễn dịch thành sự hiện diện của ma quái.
Có rất nhiều
trường hợp mà chúng ta có thể là nạn nhân của những trình thao túng này. Tôi
tin là phần lớn chúng ta đều đã từng nghe về câu chuyện săn ma.
Tay săn ma sử
dụng máy đo EMF để đo điện từ trường trong các khu vực ẩm thấp, âm u và ít người
ẩm để xác định các khu vực này có ma.
Nhưng vấn đề
ở đây là không có sự liên kết nào giữa điện từ trường và ma cả.
Dù thế,
chúng ta đã quá quen thuộc với cốt truyện kinh điển của các bộ phim ma.
Khi nhân tật
chính dọn đến sống từ một căn nhà đã lâu không có người ở, và liên tục gặp phải
những chuyện ma quái, những trải nghiệm này có thể không rõ ràng,
như họ thường
xuyên cảm thấy lạnh gáy, hoặc có cảm giác ai đó đang theo đuổi mình, nghe những
âm thanh kỳ lạ, hay phải thấy những thứ mờ ảo trong nhà mà họ đinh ninh là các
vong hồn.
Hmm, bạn có
bao giờ nghe đến sóng hạ âm chưa? Một số nơi, loại sóng này sẽ xuất hiện một
cách tự nhiên, với tần số rất thấp, dưới 20hz. Rất nhiều yếu tố có thể tạo nên
sóng hạ âm.
Ví dụ như tiếng
máy quạt, tuốc-bin gió, có các hiện tượng thời tiết xấu.
Hay đơn giản
là một số loài động vật cũng có thể phát ra âm thanh về tần số này.
Nhưng nó
liên quan gì đến ma cỏ?
Có giả thuyết
cho rằng, loại sóng này tạo nên cảm giác căng thẳng, khiến bạn cảm thấy những
ai đó đang ở gần mình. Nó cũng góp phần gây ra những ám ảnh về mặt thị giác,
nhà vật lý học Neil Tyson cho biết :
-Ở tần số
18Hz, nó sẽ cộng hưởng với cấu trúc nhãn cầu của chúng ta. Khi âm thanh cộng hưởng
với thứ gì, thì thứ đó sẽ giao động ở tần số đó.
Trong trường
hợp này, nhãn cầu của bạn cũng thế, và bạn sẽ bắt đầu thấy những thứ không có
thật.
Các ngôi nhà
hoang thường sẽ cũ kĩ và tồi tàn, chúng sẽ hư hỏng ở đâu đó và xuất hiện một số
điểm lạnh trong nhà, đó có thể là ổng khói, cửa sổ hay những vết nứt.
Khu vực xung
quanh vắng người lại càng khiến căn nhà trơ trọi với thiên nhiên và chúng ta
không biết được rằng có các yếu tố nào có thể tác động đến tri giác của con người.
Để minh chứng
rõ hơn quan điểm này, tôi sẽ dẫn câu chuyện về nhà báo Carrie Poppy. Khi cô ấy
dọn đến căn nhà mới, Carrie liền có cảm giác ma quá, như có ai đang theo dõi
mình. Một vài ngày sau, cô thường xuyên cảm thấy ngực mình bị ép xuống. Rồi
ngày qua ngày, cô bắt đầu cảm thấy tức ngực nhiều hơn.
Cô thật sự
tin rằng căn nhà này có ma. Carrie cho biết cô còn nghe thấy những tiếng vút,
như có một luồng gió xẹp qua cô. Thậm chí Carrie đã đốt một vài loại lá để xua
đổi tà ma, nhưng tình hình vẫn không khá hơn, mà cô ngay càng căng thẳng. Điều
đó không thay đổi ngay cả khi cô đã gặp một nhà tâm lý học.
Thế là
Carrie lên internet và tìm hiểu về chuyện ma ám từ những tay săn ma. Chính những
người này cho cô biết rằng, từ đó đến nay, các vụ ma ám cuối cùng đều được lý
giải bằng khoa học.
Chẳng có con
ma nào ở đây cả. Họ hỏi cô rằng, cô có từng nghe về ngộ độc khí carbon monosid
chưa?
Sau khi tra
kỹ hiện tượng này, Carrie chợt nhận ra cô mắc hầu hết các triệu chứng của một
người bị ngộ độc carbon monosid, bao gồm tức ngực và ảo giác với tiếng gió hút
qua. Khá là bất ngờ đúng không?
Thế là
Carrie gọi cho công ty ga đến để xử lý và họ bảo với cô rằng, nếu hôm nay cô
không gọi cho họ, thì khả năng cao là cô dự thiệt mạng trong đêm. Căn nhà này bị
rò rỉ khí gas.
Sau đó,
Kerry đã thực hiện gần 70 cuộc điều tra vào những trường hợp giống mình và cô
vui vẻ khẳng định rằng 100% các trường hợp này Khoa Học thắng.
Tất cả đều
được giải quyết bằng Khoa Học thay vì một lễ trừ tà.
Như tôi đã
nói, bạn sẽ không biết những căn nhà cũ ẩn chứa những hỏng hóc gì
Và chúng rất
có thể là tác nhân tạo nên cảm giác bất an ở con người
Một trải
nghiệm khác nữa, cũng được rất nhiều người cho rằng là biểu hiện chính xác nhất
của một loại giao tiếp tâm linh. Nhiều người vẫn hay kể về chúng ta về việc họ
gặp lại người thân đã mất của mình. Điều này là có thật.
Ý tôi là trải
nghiệm này là có thật.
60% những
người mất đi bạn đời của mình cho biết, họ đã nhìn thấy và thậm chí nghe thấy tiếng
nói của người đã khuất. Nhưng đây cũng chỉ là một cơ chế tiếc thương của con
người mà thôi.
Tiến sĩ
Oliver Schacht tác giả một quyển sách về ảo giác cho rằng việc nhìn thấy người thân
đã mất khiến chúng ta dễ chống chọi với nỗi buồn đau hơn.
-Dạng ảo giác
này không đáng sợ, nó có tính chất xoa dịu, nó như một phần trong quá trình tưởng
nhớ của chúng ta. Bỗng dưng chúng ta đối diện với một chiếc hố trong đời và cảm
giác này giúp chúng ta chữa lành.
Trong tâm thức,
chúng ta mong có ma tồn tại, vì có nghĩa là sau khi chết, ta vẫn chưa thực sự
chết. Những người thân đã mất của chúng ta cũng không đi đâu,
họ vẫn ở đó, ngay cạnh chúng ta.
Suy cho
cùng, ma rất có thể không thật sự tồn tại, nhưng việc ma không tồn tại, không
có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy ma.
Như bạn đã thấy, có rất nhiều trường hợp khiến chúng ta tin rằng
mình đã thấy ma, và hy vọng bạn đã có được đáp án cho mình.
Xem thêm Hồn ma có thật hay không? Đăng trên BBC 9/5/2015
Sau Đệ nhị Thế chiến, Winston Churchill nói ông đã có một trải nghiệm kỳ lạ trong chuyến thăm Nhà Trắng.
Sau khi ngâm mình trong bồn tắm, hút xì gà và nhâm nhi một ly whisky Scotch, ông bước qua căn phòng ngủ kế bên.
Tại đây, ông bắt gặp hồn ma của Tổng thống Abraham Lincoln.
Không chút bối rối dù đang trần như nhộng, ông nói: “Xin chào buổi tối, Ngài Tổng thống. Có vẻ như ngài đã bắt gặp tôi vào một thời điểm không thuận tiện”.
Linh hồn này đã mỉm cười và biến mất.
Câu chuyện trên đưa Churchill vào danh sách những người tin vào hiện tượng siêu nhiên.
Alan Turing, một nhà khoa học máy tính người Anh, tin vào ngoại cảm, trong lúc nhà viết truyện trinh thám Arthur Conan Doyle từng đối thoại với ma.
Cả ba người đàn ông này đều là những người sắc sảo, thông minh, tuy nhiên họ vẫn tin vào điều tưởng như không có thật.
Thế nhưng họ không phải là thiểu số: Các khảo sát gần đây cho thấy 3/4 người Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên và gần 1/5 nói họ từng nhìn thấy ma.
Nhiều nhà tâm lý học đã bị lôi cuốn trước sự mê tín này và tìm cách lý giải chúng.
Một số hiện tượng siêu nhiên bắt nguồn từ các khuyết điểm trong não.
Nhiều người nói họ đã nhìn thấy các vật thể vô hình di chuyển trong không trung. Tuy nhiên qua xét nghiệm, những người này đều bị tổn thương vùng xử lý hình ảnh trong não.
Một số dạng của bệnh động kinh có thể khiến người ta có cảm giác như ai đó đang bám theo mình trong bóng tối.
Trong vài trường hợp khác, những ảo giác về hình ảnh có thể đánh lừa não bộ và tạo hiện tượng siêu nhiên.
Ví dụ như một bác sỹ trẻ người Ý thuật lại khi thức dậy vào buổi sáng, ông nhìn vào gương và chợt thấy một ông già đang nhìn lại mình.
Qua nghiên cứu, vị bác sỹ này nhận ra ảo giác này là điều thường thấy khi bạn nhìn vào hình phản chiếu của mình trong môi trường không có đủ ánh sáng.
Bộ não khi đó không có đủ thông tin để khắc hoạ toàn bộ nét mặt của bạn và vì vậy, nó tìm cách tự điền các chi tiết khiếm khuyết, dù những chi tiết này không đúng với thực tế.
Như vậy, khi sự mệt mỏi kết hợp với những yếu tố như chất kích thích, chất cồn hay ánh sáng có thể dẫn đến những hiện tượng siêu nhiên như trong trường hợp của Churchill.
Tấm khiên bảo vệ
Các nhà tâm lý học từ lâu đã nghi rằng niềm tin vào hiện tượng siêu nhiên được sử dụng như là tấm khiên bảo vệ con người khỏi sự thật nghiệt ngã trong cuộc sống.
Khi những điều bất hạnh xảy ra, như chết chóc, thiên tai hay thất nghiệp, não bộ chúng ta thường lùng sục khắp nơi để tìm kiếm câu trả lời.
“Nếu điều đó không tìm đến chúng ta, thì chúng ta cũng tự tìm đến nó bằng cách nối những kết cấu quanh mình, cho dù chúng không tồn tại”, Jennifer Whitson, từ Đại hoc Texas, nói.
Thuyết nhân dạng cũng là một trong những cách mà não bộ của chúng ta xử lý một sự kiện, Adam Waytz, từ Đại học Northwwestern ở Illinois, nói.
Ví dụ như khi chúng ta nghĩ rằng một thần linh nào đó đang gây ra bão tố, hoặc bệnh dịch, thay vì thừa nhận rằng chúng ta không thể kiểm soát điều đó. Hoặc khi một nhánh cây đập vào cửa sổ, bạn nghĩ rằng một linh hồn nào đó đang gọi mình.
“Chúng ta tin vào ma quỷ, vì chúng ta không muốn nghĩ rằng vũ trụ là sự kết hợp của những điều ngẫu nhiên”, Waytz nói.
Điều này càng trở nên phổ biến hơn khi chúng ta cảm thấy không thể kiểm soát cuộc đời mình.
Những khuôn mặt ẩn náu
Nhà nghiên cứu Tapani Riekki, từ Đại học Helsinki ở Phần Lan, gần đã thực hiện một số thử nghiệm, trong đó yêu cầu người tình nguyện xem các hình ảnh động, trong lúc dùng máy quét theo dõi hoạt động trong não của họ.
Ông phát hiện ra những người tin vào hiện tượng siêu nhiên thường cho rằng có một mục đích và ý nghĩa nào đó đằng sau chuyển động của các vật thể.
Điều này thể hiện qua sự hoạt động mạnh mẽ hơn trong vùng của não bộ chịu trách nhiệm đặt giả thiết và lý giải các sự kiện xung quanh.
Ông Riekki cũng nhận thấy những người tin vào hiện tương siêu nhiên thường nhìn thấy những khuôn mặt ẩn đằng sau những bức ảnh bình thường.
Bên cạnh đó, Riekki còn chỉ ra rằng những người mê tín thường khó gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực hơn những người khác.
Một nghiên cứu khác thì nói họ thường tự tin vào quyết định của mình, dù chúng dựa trên những thông tin mơ hồ.
Nghiên cứu của Whitson cho thấy rất dễ để tin vào những hiện tượng kỳ lạ khi chúng ta cảm thấy lạc lõng.
Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây của bà chỉ ra rằng ngay cả khi một hy vọng tích cực nào đó cũng có thể hướng con người đến niềm tin vào những điều siêu nhiên.
Bà cho rằng hy vọng đôi lúc cũng chỉ là điều không chắc chắn và nó khiến bạn đặt nghi vấn về tương lai. Trong khi đó, những cảm xúc như giận dữ lại khiến bạn chắc chắn về sự đúng đắn của mình.
“Rất dễ để nghĩ rằng bạn là người có đầy đủ lý trí. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng vào một lúc nào đó, chúng ta sẽ phạm phải những lỗi lầm khiến chúng ta cảm thấy như mình không hoàn toàn kiểm soát cuộc đời mình,” Whitson nói.
“Chúng ta cần sẵn sàng để xem xét mọi giả định một cách thấu đáo hơn”.
Churchill, Turing hay Conan Doyle cho chúng ta thấy rằng ngay cả những khối óc xuất chúng đôi lúc cũng tin vào những điều viển vông
Ebook
Truyện ma nổi tiếng thời hiện đại
Cuốn sách
này có 210 trang trong bản PDF, và được xuất bản lần đầu vào năm 1921, do
Dorothy Scarborough tuyển chọn.
Xem Ebook
online
Audio Book Truyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn
Đăng nhận xét