Sự Thay Đổi Kỳ Diệu: Hành Trình Phát Triển Nông Thôn Hàn Quốc Từ Năm 1970


Năm 1970, 70% dân số Hàn Quốc vẫn sống ở nông thôn, trong đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp 1-2m thậm chí xe bò xe ngựa không qua lại được. Họ không có các công trình vệ sinh, y tế, văn hóa. Tình trạng đói ăn, thất học tràn lan. Trong năm này, phong trào LÀNG MỚI, tiếng Hàn là “Saemaul undong” ra đời. Chỉ đúng 10 năm, nông thôn Hàn Quốc khởi sắc, tươi đẹp không thua kém gì nông thôn ở các nước phát triển. 

Đầu tiên là họ xây dựng hệ thống giao thông. Đường làng nhỏ hẹp bằng đất sẽ được bê tông hoá hoặc trải nhựa, thường là mở đường mới cho thẳng chứ không theo đường cũ. Nhà nước tài trợ 25%, nhân dân đóng góp 50% và 25% dân làng tự đi vay vốn để làm đường. Mọi đường nông thôn được xây theo quy định, bề rộng tối thiểu phải 8m, chia 2 làn để xe tải và xe container có thể vào làng chở nông sản. Nhà cửa 2 bên đường cũng phải xây lùi vào cách mép đường tối thiểu 10m để có thể chứa 1 xe tải nhỏ vận chuyển nông sản, và cũng là quỹ đất dụ trữ để đường làng sau này có mở rộng được, không cần phải đền bù giải toả. Mọi ngôi nhà trong ngõ nhỏ đều phải hiến đất bắt buộc để mở rộng đường đi, đảm bảo xe tải vào tận từng nhà, từng thôn bản. Người dân sẽ họp lại, xem thế mạnh của vùng mình là gì, nuôi được con gì và trồng được cây gì, ai sẽ là người đứng ra trồng và nuôi, ai sẽ phụ trách chế biến và tìm đầu ra. Hầu như làng nào cũng có 1 nhà máy chế biến nhỏ để xử lý nông sản của vùng. Người có đầu óc trong làng được nhân dân hùn vốn và được nhà nước cho vay vốn không lãi suất để mở xưởng. Những doanh nghiệp lớn về làng xây nhà máy chế biển được làng cấp đất miễn phí và thuế địa phương cho miễn thuế thu nhập, lãi được hưởng trọn. Nhà nước đầu tư hạ tầng ở nông thôn, vì ở thành phố lớn, các tập đoàn bất động sản sẽ tự động đầu tư để bán được nhà đất, dân cũng tự động kéo lên đó sống và trở thành người mua, không cần nhà nước can thiệp hay hỗ trợ, nhà nước không cần đầu tư ở thành phố nữa. 

Ngoài ra, những tiện ích như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng tiện ích, cây xăng dầu, trạm y tế, bưu điện, quán cà phê, siêu thị mini, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm ca múa hát nhạc kịch, sân bóng và nhà thi đấu thể thao đa năng,....đều được quy hoạch trên đất công của làng để tạo thành 1 nơi tập trung đến mua sắm, vui chơi, không khác gì ở phố. Điểm đặc biệt là những nơi có khả năng đông người đến, họ đều dự trữ 1 quỹ đất rất rộng làm bãi đỗ xe, để mỗi người lái 1 chiếc xe ô tô đến thì vẫn có chỗ đậu, hộ gia đình 4 người thì họ đoán sẽ có ít nhất 2 chiếc. Về nghề nghiệp thì người dân có thể chọn bên cung ứng nguyên liệu hoặc làm công nhân chế biến nông sản hoặc ai lanh lợi thì chọn phần lo thương mại đầu ra, tham gia vào công ty thương mại trong làng để kinh doanh nông sản. 

Nhờ phong trào Làng Mới (Saemaul undong), nông thôn Hàn Quốc hiện này vô cùng tươi đẹp. Rất nhiều bạn trẻ rời Seoul về các làng quê sinh sống, mở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về tin học, gia công và xuất khẩu phần mềm, vốn chỉ cần 2 yếu tố là đường truyền internet mạnh và con người giỏi. Nhiều văn phòng đã được xây dựng giữa những làng quê, có sân vườn rất đẹp để cà phê họp hành, thay vì trên những toà cao ốc trung tâm thành phố như cũ. 
Mọi thứ đều đã đổi thay.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget