Bí ẩn kiếp sau: Chúng ta đã từng là ai trong quá khứ?


Liệu có kiếp trước không ?Và nếu có, thì ở kiếp sống đấy chúng ta là ai?Là gì?

Câu hỏi này không chỉ dành cho những ai muốn tin vào luôn hồi. Bất kỳ ai cũng có thể tự hỏi mình như thế. Không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng. Bởi vì con người vốn còn nhiều băn khoăn về nguồn gốc của mình và những gì diễn ra sau khi chúng ta biến mất.

Cho nên luôn hồi, chuyển kiếp là một chủ đề gây tò mò. Không một cách nào xác nhận điều này là thật. Nhưng lại không ít bằng chứng cho thấy con người có thể có nhiều hơn một kiếp sống.

Trong dân gian, vốn còn lưu truyền câu chuyện về “chén canh mạnh bà”[1][2]

Thứ khiến những ai đã chết có thể quên hết mọi hỉ nộ ái ố ở kiếp sống này để đến với một kiếp sống khác. Đó cũng là lý do chúng ta không thể biết được mình từng là ai, là gì. Dù đấy chỉ là truyền thuyết, nhưng trong thực tế có rất nhiều trường hợp được cho là chưa uống canh mạnh bà, có nghĩa là họ vẫn còn nhớ mọi thứ ở tiền kiếp.

Những người này có thể thuật lại một cách đầy thuyết phục những chi tiết và sự việc đã từng xảy ra ở quá khứ, nhưng không phải với họ, mà là một cuộc đời khác, có khi chẳng liên quan gì đến họ.

Cái chết dường như không phải là kết thúc, mà còn chính là bắt đầu, có cách chuyển giao giữa hành kiếp sống, không có cái chết đầu tiên và cũng không có cái chết sau cùng. Người ta gọi đó là luân hồi.

Vậy luân hồi có thật không? Con người có thật sự nhớ được kiếp trước hay không?

Khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra sự thật, mặc dù những gì chúng ta nắm bắt được là quá ít ỏi so với những quy luật mà vũ trụ đang vận hành.

James Leningers, một cậu nhóc 2 tuổi, thường xuyên gặp ác mộng. Trong cơn mê, James thường co chân tay lại và đá vào không trung như thế nó đang nằm trong một cái hộp và cố gắng thoát ra vậy. Sự việc xảy ra suốt 3 đến 4 tháng.

Cho đến một ngày, bà Andrea, mẹ cậu bé, nghe được con trai mình đang làm nhảm cho giấc mơ. Máy bay rơi, cháy rồi, cậu bé không ra được. Bà đánh thức James dậy, rồi nhìn cậu bé rồi hỏi : ”Con cứ mơ hoài về một cậu bé thế”.

-Cậu bé ấy là ai? Cậu bé đáp : Là con

Khi hỏi sâu về câu chuyện trên Bà nhận được một cái tên là Jack Lawson nhưng vẫn chưa hiểu gì về những lời con mình nói. Từ James lên 3 tuổi, cậu bắt đầu vẽ tranh, ngoài máy bay chiến đấu cậu không vẽ gì khác, James có niềm yêu thích đặc biệt về máy bay và có thể kể chi tiết về mọi chiếc máy bay ở bảo tàng, James cũng không ngừng lặp đi lặp lại một nội dung về mẹ.

-Mẹ ơi trước khi sinh ra con là phi công đấy, máy bay của con bị bắn vào động cơ rồi rơi xuống Đức, con đã chết như vậy đó.

James nói người Nhật đã bắn rơi máy bay của mình trên một con tàu Mỹ tên là Natoma.

Thu thập được hai dữ kiện là Chuck Lawson và Natoma. Cha của James là ông Bruce, bắt đầu tìm kiếm thông tin trên mạng. Ông lân la vào các thư viện rồi tìm đọc các tài liệu về những gì con mình nói.  Ông biết được rằng Hải quân Hoa Kỳ đã từng chiến đấu tại một quần đảo tên là Aiojima ở Nhật Bản.

Sau khi tìm kiếm thông tin về chặt Iojima vào con tàu tên Natoma, ông đã sửng sốt trước kết quả. Tôi đã rất sốc, dựng hết cả tóc gáy lên. Con trai tôi đã cho tôi tên của con tàu ấy trước đó một giờ.

-Tôi nghĩ, trời ơi, cái quái gì thế này, sao nó lại biết việc này được?

Jack Lawson từng một sĩ quan trợ lý vũ trang trên tàu Natoma, và qua những nỗ lực tìm kiếm, ông Bruce đã được tham dự một cuộc họp mặt dành cho các cựu sĩ quan trên tàu. Người mà con ông nhắc tới là người duy nhất hy sinh trong trận chiến. Anh ấy tên là James M. Huston Junior.

Ông Bruce và bà Andrea rất bất ngờ, vì đúng là thằng bé từ nhắc đến một người tên là James. Sau những nỗ lực tìm kiếm, họ cuối cùng đã gặp được chị của người lính từ trận năm xưa.

Bà cũ cũng rất bất ngờ, trước một đứa bé tự nhận là người em trai đã mất của mình. Bà nói, nó biết tên tôi và tên chị gái tôi nữa, cả những thứ nó làm khi còn nhỏ nữa. Và bà hoàn toàn tin mà câu chuyện cậu bé là kiếp sau của em trai mình.

Cả hai đều có cảm giác như những người họ hàng lâu ngày không gặp. Câu chuyện này không phải là một trường hợp hiếm gặp.

Theo thống kê, có hơn 2.500 trường hợp trẻ em được cho là còn nhớ về tiền kiếp, trải dài trên khắp các châu lục.

Chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực này là giáo sư tâm thần học Đại học Virginia, Ion Stevenson, đã thành lập một đội nghiên cứu về tiền kiếp.

Trong 50 năm nghiên cứu, ông đã dành 40 năm rong rủi vòng quanh thế giới để ghi nhận các trường hợp. Giáo sư này cho rằng mình nên tìm về nơi mà câu chuyện tiền kiếp phổ biến nhất. Đó là châu Á, cái nôi của nền văn minh nhân loại.

Ông dành phần lớn thời gian ở Ấn Độ, bởi ông tin rằng đây là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, và là một vùng đất linh thiêng, huyền bí, sẽ cho ông nhiều dữ liệu trong quá trình nghiên cứu.

Người dân Ấn Độ rất tin vào tiền kiếp, họ quan niệm rằng nếu cuộc sống hiện tại của mình tốt đẹp, thì đó là do kiếp trước mình đã làm được nhiều điều tốt.

Còn nếu kiếp sống hiện tại của mình là nghèo khó, khổ đau, thì đó là do kiếp trước, họ đã làm nhiều việc dữ. Đây cũng được xem là một quan niệm khá phổ biến với những người tin vào luân hồi.

Giáo sư Stevenson đã ghi nhận được nhiều trường hợp kể về tiền kiếp tại các vùng Nam Á. Nhờ đó mà ông cũng biết được nhiều quan niệm mới.

Tên Gene Ghiasto, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng, đã chia sẻ về tiền kiếp như sau :

Nếu bạn chấp nhận điều này, cuộc sống cứ tiếp tục.

Cái chết chỉ là cái chết, chỉ là một dịp để bạn thay đổi.

Giống như khi quần áo cũ đi, chúng ta sẽ mặc quần áo mới.

Tương tự, cơ thể cũ có vẻ không hoạt động bình thường nữa thì sẽ chuyển sang cơ thể mới tốt hơn, khỏe mạnh hơn.”

Hơn 40 năm trải nghiệm vòng quanh thế giới, gặp gỡ nhiều người và nghe nhiều câu chuyện. Giáo sư Stevenson đã liệt kê các biểu hiện thường gặp có những trường hợp nhớ về tiền kiếp như sau :

1. Đó là câu chuyện thường được kể bởi trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

2. Những trẻ em này họ thường nhớ về những cái chết đột ngột và đau đớn ở kiếp trước.

3. Cơ thể có vết bớt, sẹo hoặc đặc điểm riêng biệt có liên quan đến nguyên nhân cái chết thậm chí dị tật.

4. Những em bé này thường kể về cuộc sống hàng ngày.

5. Họ thường đề cập đến ông bà tổ tiên, anh chị em đã mất hoặc người xa lạ, có hơn 100 trường hợp trẻ em kể về tiền kiếp tại Mỹ và cha mẹ của chúng trước giờ chưa từng nghe nói về chuyện này.

Mặc dù đã tiếp xúc với nhiều trường hợp, nhưng tại sao khoa học vẫn bó tay trong việc chứng minh tiền kiếp là có thật?

Để vén bức màn che phủ lên hiện tượng tiền kiếp, hay rộng hơn là luân hồi, một số luận điểm trái chiều với mức độ trung thực và khách quan đối với trường hợp nghiên cứu của Stevenson's thường được đưa ra thảo luận.

Theo Ancient Origins, một trang web nghiên cứu về lịch sử và khoa học cho biết

các báo cáo về những trải nghiệm lạ lùng này được cho là biểu hiện của hiện tượng Déjà vu hoặc đơn thuần chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.

Deja vu khiến chúng ta nghĩ rằng mình từng có một trải nghiệm nào đó trước đây,

nhưng thực tế thì không, và có thể những đứa bé nhớ về tiền kiếp, nhầm lẫn điều này với Deja vu.

Song song về đó, một trong những quan điểm được đưa ra giải thích cho câu chuyện nhớ lại tiền kiếp chính là ý thức vẫn còn tồn tại khi cơ thể vật lý chết đi.

Jim Tucker, nhà tâm thần học trẻ em, giáo sư tâm thần học và khoa học hành vi thần kinh tại trường Y Đại học Virginia cho rằng : “Ý thức có thể được coi là một thực thể riêng biệt với thực tại vật chất.”

-Sau khi xem xét các trải nghiệm cận tử và sau đó là các trường hợp về kiếp trước,

tôi muốn nói rằng dường như có một sự sống nào đó còn khá nguyên vẹn đi vào vũ trụ và vẫn cứ tiếp tục sau khi chúng ta chết.

Trong trường hợp này, ý thức không nhất thiết phải phụ thuộc vào bộ não vật chất để tồn tại, và có thể tiếp tục tồn tại sau khi bộ não và cơ thể chết đi.

Nó hợp nhất với một cơ thể vật lý mới và xuất hiện dưới dạng ký ức tiền kiếp.

Một giả thuyết khác được đặt ra là con người có thể nhận được thông tin về những sự kiện xảy ra trong tiền kiếp qua gen.

Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên chuột và nhận ra một vài ký ức đáng sợ trên loài vật này có thể được di chuyển, giáo sư Tucker cho biết.

-Không chỉ có những nghiên cứu với chấn thương của người mà còn có những nghiên cứu đối với các loài gặm nhấm. Chúng liên quan đến một cú sốc được gây ra bởi mùi thơm. Rồi họ phát hiện ra rằng các thế hệ chuột tiếp theo tỏ ra sợ hãi.

Và các thế hệ kế tiếp cũng vậy.

Tiềm thức nhận thức khám phá tiềm năng của con người là Kaufman, tin tưởng và giả thuyết lưu trữ kỷ ức qua gen. Trong cuộc trao đổi với giáo sư Tucker,

Ông cho rằng, mình từng nghiên cứu công trình làm sao các thần đồng dưới 10 tuổi có thể tài giói xuất chúng đến như thế trong độ tuổi của họ.

-Bạn tôi, David Henry Feldman đã viết một cuốn sách về thần đồng. Cụ thể, anh ấy lưu ý khả năng cao trong tổ tiên của chúng có một người cũng tài năng như thế.

Và anh ấy cũng không loại trừ khả năng có một số loại trí nhớ được di truyền.

Giáo sư Tucker đồng tình với luận điểm này nhưng ông cũng không hoàn toàn đồng ý, vì còn nhiều khúc mắt chưa được thỏa mãn.

-Đây không phải là một điều huyền bí mà là một sự chuyển giao qua gen, nhưng hầu hết nó không giải thích được hết các trường hợp mà chúng tôi có vì phần lớn đứa trẻ không nói về tổ tiên mà thường nói về cách chúng chết.

Ngoài ra, như ví dụ mà tôi đã đề cập ở bên trên, vì cậu bé nhớ rằng mình là phi công trong thời chiến thứ hai, rõ ràng là giữa cậu bé và người phi công đó không có mối liên hệ nào với nhau. Vì thế luận điểm này chỉ có thể được xem xét đối với các trường hợp nhớ về tiền kiếp của những người trong cùng cộng đồng hay dòng họ chứ không thể coi là mẫu số chung cho tất cả trường hợp.

Mặc cho giáo sư Stevenson nói rằng : Ông ghi nhận hơn 1.200 trường hợp khách quan nhớ về kiếp trước nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là trò lừa bịp

Năm 1998, một cô thượng mai trẻ tuổi tên là Atra Kapi qua đời do một vụ tai nạn giao thông. 28 ngày sau, một đứa bé tên Demetri Riri được sinh ra tại ngôi làng gần đó. Đứa bé thường xuyên nói rằng mình có hai người mẹ và còn nói mình là thợ may. Gia đình của Kapi cũng tin vào câu chuyện này. Họ cho đứa bé gặp lại người bản thân của người thợ may đã mất, nhưng đứa bé không hề nhớ những gì nó nói trước đó.

Các nhà khoa học nghi ngờ mẹ cô bé đã nhúng tay vào việc khơi gợi trí tưởng tượng của con gái.

Nhà tâm lý học nghiên cứu về niềm tin tâm linh và những điều huyền bí người Anh  là Chris French, nhận thức được những khó khăn trong việc đưa ra bằng chứng khách quan như sau :

-Nếu chúng ta xem xét một vài trường hợp cụ thể của những đứa trẻ nhớ về tiền kiếp, tôi thấy rằng trong một số trường hợp, đứa trẻ đã đáp lại sự gợi ý không chủ đích từ cha mẹ, thậm chí là những nhà nghiên cứu.

Những người có niềm tin tâm linh đã tiêm vào đầu trẻ những thứ như tiền kiếp hay tái sinh để củng cố niềm tin của họ. Vì thế nên mặc dù tiếp xúc nhiều trường hợp, nhưng giáo sư J.I. Stevenson vẫn chưa kết luận để bất cứ điều gì.

-Cho đến nay, tôi cho rằng những trường hợp khó nhất vì đầu thai vẫn là lời giải thích hợp lý nhất, nhưng cũng không phải là lời giải thích duy nhất, mặc dù vậy, chúng tôi không có bất kỳ trường hợp nào hoàn hảo, có thể xảy ra một số sai sót.

Vì vậy, tôi chưa bao giờ tuyên bố rằng chúng tôi có bằng chứng về sự đầu thai.

Được rồi, bạn nghĩ thử xem, câu chuyện sau đây có bao nhiêu phần là lừa bịp nhé?

Giáo sư Jim Tucker có kể về trường hợp, một phụ nữ ở Oklahoma gửi mail để trình bày câu chuyện của con mình.

Cậu bé Ryan, 5 tuổi, nói rằng Hollywood đã muốn cậu quay trở lại làm việc. Ryan chỉ tay vào một bức hình tìm được trong kho lưu trữ băng đĩa của Hollywood và nói người đàn ông ở Zia chính là mình. Đó là Marty Martin, một diễn viên phụ và là một vũ công sân khấu kịch Broadway. Ông đã qua đời vào năm 1964.

Cậu bé Ryan nói rằng mình đặc biệt yêu thích Paris. Cậu cũng miêu tả lại Paris đẹp như thế nào, dù chưa từng đặt chân lên nước Pháp. Điều trùng hợp bất ngờ là vợ chồng Martin đã từng có mặt trên chiếc thuyền Queen Mary's in Paris.

Cha mẹ của Ryan rất buồn và hoang mang vì con mình luôn sống trong sự tiếc nuối của quá khứ. Đứa bé thường sợ mọi người cho rằng những điều cậu nói là bịa  đặt, thậm chí là không tỉnh táo. Và không cha mẹ nào muốn điều đó xảy ra.

Thông thường, cha mẹ của đứa trẻ được cho là nhớ về kiếp trước sẽ tìm cách gặp gỡ gia đình của nên vật mà con mình nhắc đến. Họ sẽ ngồi xuống trò chuyện, rồi giải bày những khúc mắt trong lòng. Điều đó sẽ giúp đứa trẻ nhẹ lòng hơn.

Ryan đã cùng mẹ gặp con gái duy nhất của Martin để chuyện trò. Cô ấy xác nhận những gì cậu bé miêu tả, giống hệt cha mình. Cậu bé còn biết ông đã qua đời năm 61 tuổi, chứ không phải là năm 9 tuổi do sai sót giấy tờ.

Và sau mọi chuyện, Ryan cũng cảm thấy khá hơn và đang cố gắng quên đi mọi chuyện ở kiếp trước. Thật may mắn, các nghiên cứu đã chỉ ra những ký ức đó sẽ phai nhạt trong quá trình đứa trẻ lớn dần lên.

Rất khó để phủ nhận hay khẳng định hoàn toàn chuyển tiền kiếp từ các dữ liệu được thu thập hiện giờ. Nếu ta xem chuyển kiếp là một giai đoạn thì giống như tiến hóa, những dấu vết của giai đoạn đó phải được chứng minh có tồn tại.

Chẳng hạn, người ta tìm thấy hóa thạch của loài lưỡng cư trong quá trình tiến hóa của loài này trở thành động vật trên cạn. Nếu luôn hồi chuyển kiếp là có thật, vậy thì bằng chứng nào cho thấy điều đó?

Giáo sư Jim Tucker cho biết, có rất nhiều trường hợp đứa trẻ có dấu vết trên cơ thể ứng với nguyên nhân cái chết của chúng. Đó có thể là vết bớt, vết chàm, hoặc dị tật bẩm sinh. Một cậu bé từ Sri Lanka đã nói rằng, mình bị giết do một phát đạn bắn vào đầu, và trên đầu cậu bé hiện tại có một vết thương thành sẹo.

Cậu bé khác sinh ra với một bàn tay phải bị cụt ngón, cậu nói rằng cậu đã qua đời bởi máy băm thức ăn gia súc, chém đứt các ngón tay của mình.

Giáo sư Stevenson đã liệt kê được 18 trình hợp trẻ em được sinh ra, có hai vết bớt, trùng với cả hai vết thương trên cơ thể người ở tiền kiếp, và đây vẫn là thứ chưa thể giải đáp.

Theo triết lý nhà Phật, một sinh vật bao gồm thể xác và linh hồn, và luân hồi chính là vòng sinh tử, để sau khi sinh vật đó mất đi, sẽ chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác, thể xác có thể trở lại về cát bụi, nhưng linh hồn thì không, và phải chăng chỉ có bậc cao nhân mới có thể nhìn thấu quy luật tự nhiên của vũ trụ.

Bên cạnh đó, còn có một lời giải thích khác cũng khá thú vị về giả thuyết khác về nguồn gốc của con người, đề cập đến một vài ý tưởng cho rằng con người đang sống trong một chương trình máy tính được lập trình sẵn.

Một lần ta qua đời, là một lần được nâng cấp và sống lại như một nhân dạng mới.

Và khi ai đó nhớ lại tiền kiếp, thì không loại trừ được khả năng bộ máy đó đang gặp một chút trục trặc. Bây giờ hy vọng mỗi chúng ta đều có trong mình những niềm tin riêng và cũng đủ rộng mở để tiếp nhận những quan điểm trái chiều liên quan đến chuyện tiền kiếp hay luân hồi, chuyển kiếp.

 

Chú thích :

[1]

"Câu chuyện về chén canh Mạnh Bà" là một trong những truyền thuyết dân gian phổ biến ở Việt Nam. Theo truyền thuyết này, sau khi con người chết, họ sẽ xuống âm gian và phải uống một chén canh Mạnh Bà trước khi đầu thai vào kiếp tiếp theo. Chén canh này có tác dụng khiến con người quên đi tiền kiếp, nghĩa là họ sẽ không nhớ gì về những kiếp trước của mình và bắt đầu một cuộc sống mới.

Câu chuyện về chén canh Mạnh Bà đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian Việt Nam. Nó được kể lại qua nhiều thế hệ và truyền miệng từ người này sang người khác. Truyền thuyết này thường được nhắc đến trong các buổi hội thảo, lễ hội và tiết trời lễ trong vùng miền khác nhau của đất nước.

Truyền thuyết về chén canh Mạnh Bà có một ý nghĩa sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Nó thể hiện sự tin tưởng vào vận mệnh và kiếp sau, giúp con người hy vọng vào một cuộc sống mới tươi sáng sau khi chết đi.

Tuy nhiên, truyền thuyết này chỉ là một phần trong hệ thống tôn giáo và tâm linh của người dân Việt Nam. Ngoài câu chuyện về chén canh Mạnh Bà, còn có rất nhiều truyền thuyết và tín ngưỡng khác liên quan đến kiếp sau, kiếp trước và vận mệnh của con người.

[2] https://www.dkn.tv/van-hoa/truyen-ky-ve-canh-manh-ba-loai-nuoc-khien-con-nguoi-mat-di-ky-uc-luc-dau-thai.html

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget