Sự thật đằng sau thuật thôi miên và sức ảnh hưởng của nó


 Trong tự điển Oxford Cambridge, thôi miên được định nghĩa là một trạng thái giống như đang ngủ.

 Lúc này, người ta mất khả năng hành động tự nguyện, tâm trí sẽ nghe theo những lời gợi ý, hoặc hướng dẫn từ người khác.Nó được áp dụng trong các hoạt động can thiệp tâm lý, như điều tra hay trị liệu.

Ngày 9/12/1978 một người đàn ông đi xe Van trắng đã bắt cóc và giết chết 1 cô bé 12 tuổi tên là Kimberly, Vụ bắt cóc diễn ra tại trường học của nạn nhân. Một người tên Andersen là nhân chứng duy nhất của vụ  án nhưng đáng tiếc anh ta không nhớ rõ mặt của hung thủ. Andersen sau đó đã trải qua hai lần thôi miên để gợi lại ký ức. Cuối cùng, anh xác định người đàn ông trong chiếc xe đó không ai khác, chính là Ted Bundy, tên giết người hàng loạt đã gây rúng động nước Mỹ trong thập niên 70.

Chỉ cần gõ từ khóa Hypnosis, nghĩa là thôi miên, trên các thanh tìm kiếm, chúng ta sẽ thấy hàng loạt các video sử dụng thuật thôi miên để giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Vậy, thôi miên có thật không?Và bằng cách nào Thôi miên có thể tác động đến tâm trí của chúng ta?

Thôi miên bắt nguồn từ những ngôi đền Hindu tại Ấn Độ thời cổ đại.Người bệnh được đưa đến đây với hy vọng chữa khỏi bằng phương pháp Thôi miên. Họ sẽ giao tiếp với thần linh khi ngủ lại ở đền thờ. Quan niệm bệnh tật đã từ tâm trí, khiến người ta tin rằng thần linh có thể thâm nhập vào đó và sắp xếp lại mọi thứ.

Vào thập niên 1770, kiến thức thôi miên đã cập bến Phương Tây.  Một bác sĩ người Áo tên là Franz Anton đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh. Sau này, thuật ngữ thôi miên, hypnosis, được đặt tên bởi bác sĩ người Scotland, tên là James Brady, bắt nguồn từ từ hypnos, trong tiếng Hy lạp, nghĩa là ngủ. Tuy nhiên, trạng thái thôi miên không thật sự liên quan đến ngủ.

Đó là một trạng thái mà ở đó con người tập trung cao độ dưới sự hướng dẫn của một nhà thôi miên.

Thôi miên cho phép bạn cởi mở hơn với các đề xuất, nhằm tạo ra những thay đổi lành mạnh trong nhận

thức, cảm giác, cảm xúc, kí ức, suy nghĩ, hoặc hành vi, trạng thái tâm trí thức tạo ra bởi thôi miên thường được so sánh với trạng thái trong thiền định hoặc chánh niệm.

Có một vài lầm tưởng về thôi miên, không ít người hình dung thôi miên giống như một loại ma thuật

Người nắm giữ khả năng này có thể thôi miên bất kỳ ai nếu họ muốn. Phim ảnh và các chương trình giải trí thường để các nhà thôi miên làm những động tác bất ngờ như búng tay hoặc lắc như một đồ vật gây chủ ý, sau đó hoàn toàn kiểm soát người đối diện. Theo Trung tâm y tế và nghiên cứu sức khỏe phi lợi nhuận Gavelin Clinics trong thực tế, nếu một người không chấp nhận thôi miên không ai có thể khiến họ chìm ở trạng thái này. Những trường hợp mà bạn nghe qua như sử dụng thuật thôi miên để chiếm đoạt,cướp tài sản là hoàn toàn không có thật

Thứ hai, chúng ta thừa nghĩ rằng khi bị thôi miên, con người sẽ chịu sự kiểm soát của người hướng dẫn, điều này không đúng. Thôi miên trên thực tế là điều chúng ta đang tự làm cho chính mình. Bạn sẽ không bị buộc làm điều gì trái với mong muốn của mình, không bị mất kiểm soát đối với hành vi của bản thân.

Và để hiểu rõ hơn về những điều này, chúng ta cần biết về 5 bước để đưa một người vào trạng thái của thôi miên.

+Đầu tiên là bước làm chậm lại. Ở bước này, nhà thôi miên sẽ khiến bạn bình tĩnh và thả lỏng.

+Bước 2, họ sẽ gợi ý cho bạn một khung cảnh bình yên. Đó có thể là hồ nước trong veo hay cánh đồng xanh mướt.Một ngọn đồi nơi có đầy tiếng chim và những làn gió mắt rượi.

+Bước 3, họ sẽ yêu cầu bạn tập trung vào một điều gì đó nhằm mang lại sự tập trung sâu sắc, và đột nhiên, họ sẽ búng tay hoặc làm một hành động nào đó khiến chúng ta bất ngờ. Đó cũng là lúc cơ thể bắt đầu chìm vào trạng thái thôi miên

+Bước thứ tư, sau khi bạn đã bước vào trạng thái thôi miên, những hình ảnh mà người thôi miên gợi ý ban nãy sẽ xuất hiện trong tâm trí của ta

Bốn bước mà tôi vừa nói thực tế diễn ra khá nhanh chóng. Trong chương trình TED Talk, nhà thôi miên và nhà làm phim Albert Nerenberg đã mời một số khán giả lên sân khấu để kiểm chứng xem thôi miên có thật hay không.

Ông yêu cầu họ tập trung nhìn vào một hướng cụ thể. Ở đây chính là cửa sổ ở hội trường mà họ đang ngồi. Albert sau đó nhẹ nhàng để nằm tay các khách mời, rồi đột nhiên giật mạnh đôi bàn tay của họ. Ngay lập tức, từng người tham gia đều gục đầu xuống và chìm vào trạng thái thôi miên. Hãy tiếp tục nhìn vào cửa sổ, nhìn chăm chăm vào cửa sổ, hít một hơi thật sâu.  Được rồi, chỉ cần nhìn ngón tay của tôi khi đến gần hơn. Tôi chỉ cần nắm lấy tay bạn, nhìn tay này của tôi gần hơn. Ngủ ngon. Trên thực tế hiện tượng trên vẫn còn là bí ẩn chưa thể giải thích rõ. Đây là một hiện tượng bí ẩn chưa được giải thích rõ.

 Nhưng điều đã xảy ra với người bị thôi miên thì được gọi là PgO Spike.PgO Spike là dạng sóng đặc biệt, có biên độ cao, bắt nguồn từ các cầu não, sau đó truyền đến ba vùng não quan trọng Ponds, nhân giáp bên và thùy chầm. Khi người bị thôi miên đang ở trong trạng thái vô cùng tập trung, thì đột ngột nhận được tác động. Và chỉ 1 phần 8 giây sau đó, lượng PGO tăng đột biến. Lúc này, bộ não con người chuyển hướng và sẵn sàng đón nhận những hướng dẫn sắp xảy ra. Sau đó, người thôi miên sẽ nói từ “Ngủ”. Bộ não sẽ đồng ý và đi vào trạng thái thôi miên sâu. Các nhà nghiên cứu cho biết, lúc này chúng ta đang ở trong trạng thái REM, tức là đang ngủ nhưng mắt vẫn chuyển động nhanh. Trong nhiều trường hợp, sóng não đồ giống hệt như lúc thức. Ngoài ra, để thôi miên hiệu nghiệm thì môi trường xung quanh phải cực kỳ thoải mái. Nếu bộ não nhận thức sự nguy hiểm từ xung quanh, thì chúng ta không thể đi vào trạng thái thôi miên được.

Mục đích của thôi miên là giúp điều trị các tình trạng mà trong đó yêu tố tâm lý ảnh hưởng đến thể chất của con người. Chẳng hạn, nếu một người mắc hội chứng căng thẳng sau sang chấn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến họ mất ngủ, bất an, sức khỏe giảm sút và thôi miên sẽ là liệu pháp phù hợp để vượt qua tình trạng này. Thôi miên cũng sẽ giúp chúng ta kiểm soát hành vi, từ bỏ các thói quan không tốt như hút thuốc và nghiện rượu.Các nhà thôi miên trị liệu thường là các bác sĩ tâm lý học. Có học thêm phương pháp thôi miên, họ cũng phải có bằng chứng nhận từ các tổ chức nếu muốn hành nghề, chẳng hạn như tại Mỹ là Hiệp hội Thôi miên Quốc gia.

Vậy các nhà trị liệu sẽ làm thế nào để giúp thân chủ của mình khỏi bệnh?

Đầu tiên, họ sẽ hướng dẫn người tham gia trị liệu kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng. Tiếp theo, nhà trị liệu giúp bệnh nhân nhớ lại rõ và đối diện với những ký ức đau buồn đã khiến họ tổn thương. Chẳng hạn nếu nhạc đồng quê là một trải nghiệm đau buồn của ai đó, thì khi nghe dòng nhạc này, có thể người đó sẽ phản hứng tiêu cực, mặc dù không biết tại sao. Thôi miên sẽ giúp họ đối diện với những ký ức đó và xác định nguyên nhân kích hoạt.

Bước tiếp theo là sắp xếp lại ký ức, nhà thôi miên sẽ giúp bạn điều chỉnh lại sự kiện trong tâm trí bằng cách đưa vào một quan điểm mới. Chẳng hạn họ có thể nói rằng mặc dù bạn rất sợ hãi thứ nhạc vừa nghe, nhưng bây giờ đã ổn rồi. Hoặc nếu bạn tổn thương vì một sự việc xảy ra trong thời thơ ấu, bạn có thể tưởng tượng đến việc mình đã trưởng thành để tự an ủi và động viên chính mình.

 Và khi bệnh nhân đã giải quyết được những vấn đề khiến mình đau đớn, nhà trị liệu sẽ giúp họ thay thế những thứ đó bằng cảm giác tự tin, an toàn. Những cảm xúc tích cực này được kết hợp với một kích

thích vật lý, chẳng hạn như chặn vào ngón cái và con trỏ của người tham gia trị liệu.

Năm 2015, chương trình America's Got Talent từng có một màn thôi miên chấn động đến từ thí sinh Chris Jones. Anh cũng là một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Để quá trình thôi miên diễn ra chân thật nhất có thể, Chris mời giám khảo Howie Mendel tham gia và được ông vui vẻ đồng ý. Điều đáng chú ý ở đây là Howie mất chứng rối lọan ám ảnh cưỡng chế sợ vi khuẩn. Ông sẽ đeo bao tay khi bắt tay một ai đó và Howie thậm chí cạo trọc đầu vì lo sợ để tóc thì vi khuẩn sẽ sinh sôi. Không mất quá nhiều thời gian để Chris khiến Howie chìm vào trạng thái thôi miên. Và sau đó, Chris bảo Howie, hãy tưởng tượng rằng anh ta đang mang bao tay, và Howie sẽ bắt tay anh. Lắng nghe giọng nói của tôi nhé, hãy tưởng tượng tôi đã đeo bao tay rồi, và Ngài sẽ bắt tay tôi. Hít thở sâu vào một, hai, ba tỉnh dậy. Khi tỉnh dậy, Howie thật sự đã bắt tay anh, mà cả hai không đeo bất kỳ một găng tay nào.

Howie khi về chỗ, thậm chí còn có thể bắt tay với hai vị giám khảo khác. Tất nhiên, chỉ một buổi thôi miên ngắn cũng không thể khiến Howie thoát hoàn toàn khỏi chứng ám ảnh cưỡng chế lâu năm của mình. Nhưng quả thật, nó có thể giúp ta thấy được sự kỳ diệu của thôi miên trong việc giúp con người bước qua những tổn thương và ám ảnh trong quá khứ.

Richard J. Sawyers là một nhà thôi miên lâm sàng nổi tiếng đã chia sẻ rằng rất nhiều thân chủ đã tìm đến và hỏi ông có thể giúp họ xóa ký ức hay quên đi một người hay không. Câu trả lời là không thể, nhưng thôi miên có thể giúp chúng ta theo một cách khác.

Ký ức không phải là những cấu trúc cố định trong tâm trí của bạn, những suy nghĩ, cảm xúc thuộc về ký ức có thể thích ứng và linh hoạt. Liệu pháp thôi miên là một công cụ hữu hiệu, giúp con người chỉnh sửa lại những liên tưởng cảm xúc tiêu cực của một ký ức. Đơn giản là ký ức vẫn ở đó, nhưng nhờ có thôi miên thì cách nhìn nhận tiêu cực của chúng ta dần thay đổi.

Như đã đề cập, thôi miên cũng có thể giúp con người kiểm soát được hành vi và từ bỏ các thói quen không tốt.Thành viên của cánh youtube nổi tiếng đa dạng nội dung với các chủ đề giáo dục The Infographics Show đã tham gia thử thách từ bỏ thói quen nghiện ăn khoai tây chiên, nhờ việc thôi miên

Anh chia sẻ rằng mình là người vô cùng nghiện ăn khoai tây chiên, một tuần phải ăn món này ít nhất 3 lần. Chính vì thế mà anh không tin lắm vào việc mình có thể từ bỏ sở thích này, nhờ vào việc thôi miên.

Quá trình trị liệu bắt đầu. Người tham gia thủ thách nằm xuống một chiếc ghế dài và từ từ thư giãn, nhà trị liệu nói chuyện vô cùng nhẹ nhàng, cô bảo anh hãy đi vào trạng thái thư giãn sâu nhất. Tiếp đến, cô yêu cầu anh nghĩ về món khoai tây chiên, hãy ngửi, nếm và đắm chim trong những cảm xúc tuyệt vời mà món ăn này mang lại. Nhưng ngay sau đó, nhà trị liệu bảo anh rằng, hãy nghĩ rằng món khoai tây chiên đang ôi thiêu. Khi ngửi và nếm, anh sẽ cảm thấy nó dở tệ. Sau 2 tuần, cũng tăng mức độ, bắt anh tưởng tượng về việc ăn khoai tây chiên sẽ khiến rổ mỡ chảy khắp cơ thể anh.

Thời gian đầu, người này vẫn cảm giác món ăn này rất ngon.Nhưng đến ngày thứ hai mốt, khi bạn gái mua khoai tây chiên, anh bắt đầu lưỡng lự và cuối cùng chỉ có thể ăn được một nửa, dù món ăn không có vấn đề gì, chỉ là anh thấy mùi vị không còn ngon như trước đây vào một món khoai tây chiên trông thật dầu mỡ, và cuối cùng sau 30 ngày, anh đã không còn cảm giác thèm món ăn ưa thích của mình nữa.

Mỗi lần đi ngang qua cửa hàng khoai tây chiên quen thuộc, người này lại cảm thấy khó chịu với những ngùi hương đặc trưng đó. Cảm giác thèm ăn và thấy ngon miệng khi thưởng thức khoai tây chiên đã biển mất.

Không chỉ trong y học, thôi miên cũng được xem là cách thức khá hiệu quả để điều tra tội phạm, hay còn gọi là thôi miên pháp y. Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp này để hỗ trợ quá trình phá án.

Khi vụ án xảy ra, các nhân chứng nạn nhân có thể sợ hãi, bị sốc tinh thần nên sẽ không nhớ được những chi tiết mấu chốt quan trọng của vụ án. Người thôi miên sẽ giúp nhân chứng nhớ lại những sự kiện đau thương một cách rõ ràng bằng cách tách họ ra khỏi những cảm xúc phần đọc ký ức.

Năm 1976, một tài xế và 26 em học sinh bị bắt cóc trên đường đi thăm quan bể bơi của lớp học hẻ ở California. 27 người bị chôn sống 4m trong thùng xe. Rất may mắn tất cả đều thoát ra được và an toàn trở về. Người tại xế sau đó đã đồng ý thôi miên để phục vụ quá trình điều tra. Cuối cùng, ông có thể nhớ gần như chính xác các biển sổ xe. Nhờ đó mà cảnh sát đã truy ra thành công danh tính của ba tên bắt cóc. Sau sự kiện này, cả nước Mỹ đã áp dụng thôi miên trong quá trình điều tra.

Khi nãy tôi có đề cập rằng khi thôi miên, thân chủ sẽ không chịu sự kiểm soát của người trị liệu nhưng điều này không đồng nghĩa với việc thôi miên thật sự an toàn. Bản thân việc thôi miên cũng tồn tại một số rủi ro và mặt tối. Cho đến nay, thôi miên vẫn là một hiện tượng còn nhiều bí ẩn và khó nghiên cứu trên quy mô lớn. Nhiều nghiên cứu nhỏ cho thấy mối quan hệ giữa thôi miên và trí nhớ rất có vấn đề.

Năm 1983, một nghiên cứu tại Đại học Concordia ở Montrose đã phát hiện ra rằng các đối tượng bị thôi miên có xu hướng đặc biệt, dễ bị các nhà thôi miên cấy vào những ký ức sai lầm.

Năm 2006, Lindley Benn, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang New York tại Binghampton đã khám phá ký ức của một số người sau cái chết của Công nương Diana bằng phương pháp thôi miên. Ông yêu cầu họ nhớ lại những gì mình đã làm vào ngày công nương qua đời, sau đó đối chiếu lại với ký ức của họ lúc chưa thôi miên.

Lindley phát hiện ra rằng những đối tượng bị thôi miên nhớ ít hơn những người không bị thôi miên và bỏ quá nhiều chi tiết hơn. Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thôi miên làm tăng sự liên tưởng của đối tượng vào ký ức của họ, bất kể những ký ức đó có chính xác hay không. Như vậy, trong trường hợp nhà thôi miên muốn dẫn dắt ký ức của thân chủ theo mong muốn của họ, rất có khả năng họ sẽ gợi ra những thông tin, hình ảnh, khiến người bị thôi miên tạo ra những ký ức giả.

Trong thôi miên Pháp y, nếu thôi miên khiến nhân chứng và nạn nhân có ký ức giả nhưng cảnh sát vẫn lựa chọn tin tưởng thì hậu quả sẽ thật khủng khiếp. Bà Guilinana Marzoni, giáo sư cận tâm lý học cho biết :

Rất nhiều thứ không phải là ký ức có xu hướng được coi là ký ức nếu một người bị thôi miên và người đó không biết đâu là thật đâu là giả. Và tất nhiên, người điều tra cũng sẽ như thế. Viện nghiên cứu trị liệu châu Âu, tiền thân của trường cao đẳng Human Givens đã tổ chức hội thảo lớn đầu tiên để cảnh báo các bác sĩ lâm sàng về hội chứng trí nhớ sai. Hội thảo này diễn ra sau vụ việc một phụ nữ trẻ nhớ lại trong quá trình trị liệu rằng cô đã bị cưỡng hiếp nhiều lần bởi một nhóm người theo đạo Satan's. Hung thủ bao gồm các thành viên trong gia đình cô và những người khác trong cộng đồng địa phương nhưng sự thật là cô ấy đã có ký ức sai sau khi trị liệu của một số bác sĩ

Không chỉ thế, thôi miên có thể làm biến dạng bản chất của một con người.Khi chúng ta sử dụng kỹ thuật thôi miên để giúp ai đó tiếp cận trạng thái REM, chúng ta đang khai thác bản chất cá nhân độc nhất của họ.

Bản chất này được hình thành ngay từ lúc chúng ta trong bụng mẹ. Trên thực tế, cảm ứng thôi miên là một hình thức xâm phạm vào lãnh thổ tinh thần riêng tư nhất của người khác. Đây là lãnh thổ mà chúng ta chỉ nên vào một cách tôn trọng nếu được mời và chúng ta phải cẩn thận đóng cửa khi rời đi. Sử dụng thôi miên lặp đi lặp lại với một cá nhân cuối cùng sẽ làm suy yếu họ, bởi vì nó có thể dập tắt ý chí của một người. Theo thời gian, họ dễ dàng dễ chấp nhận những gợi ý của mỗi người xung quanh, không chỉ riêng nhà trị liệu để hành động hay đưa ra một quyết định nào đó.

Mỗi người khi bắt đầu thôi miên  đều có mục đích riêng. Có người muốn vượt qua những chấn thương tâm lý, có người muốn loại bỏ một thói quen xấu. Một số nhà trị liệu ví von rằng Thôi miên giống như chiếc đèn pha giúp con người soi đường để nhớ lại ký ức của mình. Tuy nhiên chính chiếc đèn này cũng có thể làm ta lo mất.

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget