Trán dô là tưởng tượng, mà Trán vát là tính thực tế.
Trán vuông là người action và Trán tròn là người hậu cần,
người hơi lui lại phía sau một tí.
Có lẽ không phải là lần đầu tiên bạn nghe những nhận định kiểu
như thế này.
Ta có thể đã nghe ai đó nhận xét như thế về ngoại hình của
mình, hoặc chính chúng ta đã làm điều tương tự với những người xung quanh,dựa
trên những quan niệm được đúc kết và lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ.
Một số quan niệm quen thuộc kiểu như
"Đàn ông miệng rộng thì sang,
đàn bà miệng rộng tan hoang cả nhà". Hay
"Người khôn con mắt đen xì
Người dại con mắt nửa chì nửa than".
"Má cao mà lại đỏ hồng
Là tướng sát chồng mà lại ít con"
Những câu nói kiểu này đã trở nên khá phổ biến trong xã hội
của chúng ta
Đó chỉ là những ví dụ điển hình cho thấy người xưa xem trọng
tướng mạo như thế nào.
Từng chi tiết trên gương mặt của một người đều có thể nói
lên tính cách và vận mệnh của họ.
Và tất cả những thứ đó được gọi giữa một cái tên nghe khá
khoa học, đó là nhân tướng học.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những nội dung về nhân tướng học ở bất
cứ đâu,từ truyền miệng, sách báo, internet, đến các thầy tướng số.
Chúng ta có xu hướng sử dụng đến các quan niệm nhân tướng học,nhiều
nhất là khi gặp gỡ người lạ.
Lúc này, vì chưa có nhiều dữ liệu về họ,nên như một phản xa,
chúng ta sẽ cố gắng đánh giá đối phương dựa trên những gì mình thấy được và thứ
chúng ta thấy rõ nhất, chính là gương mặt của họ.
Việc nhận diện tính cách một người dựa vào vài bề ngoài đôi
khi sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta cứ xử với nhau và cả cách chúng ta nhìn nhận về số phận của
chính mình.
Vậy thì, nhân tướng học có chính xác hay không?
Trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của
nhân tướng học. Tự điển Oxford định nghĩa nhân tướng học là nghệ thuật xác định
tính cách, đặc tính cá nhân dựa trên hình dáng cơ thể. Đặc biệt là từ khuôn mặt
khoảng vào 500 trước công nguyên, thuật xem tướng ở phương Tây đã bắt đầu hình
thành. Pythagoras, nhà triết học và toán học người Hy Lạp đã lựa chọn các học
trò có trí tuệ bằng cách xem tướng.
Còn nhà triết học Aristotle thì cho rằng khuôn mặt rộng thể
hiện sự ngu ngốc còn khuôn mặt tròn là biểu tượng của lòng dũng cảm. Trong suốt
một thời gian dài, nhân tướng học được nhiều người tin tưởng.
Theo ông David Brafman, người phụ trách quản lý tài liệu quý
hiếm tại biện nghiên cứu Cary's, nhân tướng học đã bắt đầu phổ biến hơn ở châu
Âu vào thế kỷ 16.
Thậm chí, các trường học ở Anh Thời Trung Cổ còn mang bộ môn
này vào chương trình học.
Nhiều tiểu thuyết gia hàng đầu châu Âu như : Oscar Wilde,
Charles Dickens đã sử dụng tướng mạo
bản thân để miêu tả các nhân vật của mình. Vào đầu những năm
1600, học giả người Ý là Giam Bastina del Potà, là một người có công trong việc
truyền bá ý tưởng về tính cách và ngoại hình ở châu Âu, đã nảy ra ý tưởng về tướng
số thông qua các thí nghiệm giả kim thuật của mình.Potà đã gợi ý rằng người ta
có thể suy ra tính cách của một người từ quan sát thực nghiệm về các đặc điểm
thể chất của anh ta.
Cuốn sách được phổ biến rộng dãi của ông De Humana Fisionomi
là công cụ truyền 3 tương số khắp châu Âu thời điểm này.
Theo thời gian, giá trị của nhân tướng học sụt giảm nghiêm
trọng khi gặp phải sự chất vấn của nhiều học
giả. Họ cho rằng bộ môn này không có căn cứ, mang tình áp đặt,
phán đoán sai và gây ảnh hưởng đến cuộc đời người khác.
Nhưng bộ môn này vẫn tái xuất hiện vào năm 1770,thông qua
tác phẩm luận về nhân tướng học, gồm bốn tập của một mục sư người thụy sĩ tên
là Johan Caspar Lavater và dần ăn sâu vào thói quen của con người châu Âu cho đến
ngày nay.
Tại Trung Quốc, thuật xem tướng còn có tên gọi khác là Mian
Xiang, bắt nguồn từ thời hiên viên Hoàng Đế, khoảng 4.000 năm trước,sau đó
dần trở nên phổ biến và lan sang các quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt
Nam. Không chỉ dự đoán tính cách của con người, Mian Xiang còn dự đoán cả
tương lai của họ thông qua gương mặt. Thuật xem tướng còn được áp dụng trong ý
học Trung Quốc cổ truyền như một công cụ chẩn bệnh.
Quay về câu hỏi chính hôm nay, nhân tướng học có chính xác
hay không?
Hãy đến với những điểm bất hợp lý trước.
Theo bài viết, nhân tướng học, một thứ ngụy khoa học đẹp đẽ,
được đăng tải trên website của viện nghiên cứu Kerry. Nhiều nhà khoa học cũng
cho rằng nhân tướng học là một bộ môn ngụy khoa học, bởi vì nhân tướng học
không mô tả chính xác các hoạt động thế giới tự nhiên, kiến thức và kết quả của
nó sẽ bị bác bỏ bằng các quan sát thực nghiệm. Nói dễ hiểu thì nhân tướng học
không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một ngành khoa học.
Vào giữa thế kỷ 19, Casare Lombroso, một nhà khoa học người
Ý, đã thúc đẩy một ý tưởng cho rằng tội phạm là những kẻ bị thất bại vì mặt
xen.
Những tên tội phạm có thể được xác định bằng một số đặc điểm
ngoại hình, chẳng hạn như mũi diều hâu, môi mỏng, trán thấp và dốc, phẳng và
nách, mũi và cánh tay dài hơn mức trung bình.
Nhưng vấn đề là cũng có rất nhiều những tên tội phạm không hề
có những đặc điểm này trên khuôn mặt.Nhiều người sau đó đã cho rằng ý tưởng của
Cassaray tiềm tàng hành vi phân biệt chủng tộc, vì đó có thể là đặc trưng của một
nhóm người thụ hưởng từ tổ tiên của họ,chứ không hẳn là những biểu hiện của
tính cách.
Ví dụ, một số định kiến phổ biến của người Việt chỉ ra rằng
những người đôi mắt ti hí,mắt một mí, thường không đáng tin cậy, lươn leo, người
mũi quặc thì thường là thủ đoạn.
Thậm chí dân gian còn có câu :
"Những phường ti hí mắt lươn,
trai thị trộn cắp, gái buôn chồng người".
Thế nhưng nếu nhìn lại, chúng ta sẽ thấy các đặc tính đó có
thể trộn ở một số chủng tộc nhất định. Theo một báo cáo về phẫu thuật mí mắt của
các nghiên cứu sinh thuộc nhiều trường đại học ở Texas.Có đến 50% dân châu Á sở
hữu mắt một mí.
Phổ biến nhất là ở các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mông Cổ. Yêu kiện định kiến khắc nghiệt là giả thuyết mạnh nhất lý giải tại sao Mắt Một Mí lại phổ biến ở khu vực Đông Á.Ngóng người cổ xưa ở các khu vực này thường phải chống chọi với thời thiết khắc nhiệt, đặc biệt là Mông Cổ, nơi có đến 70% là các thảo nguyên đầy gió, phía nam là sa mạc Gobi, với những cơn bão cát hoành hành.
Vì thế Mắt Một Mí là một dạng biến thể di chuyển, giúp cư
dân ở đây có lợi thế về sinh tồn.Khi mí mắt sụp xuống, họ sẽ tránh được gió và
bão cát.
Một giả thuyết khác thì cho rằng, khoảng 4 triệu năm trước,
khi loài người xuất hiện ở châu Phi,một bộ phận cư dân đã rời khỏi vùng đất này
di cư bề lục địa châu Á, cụ thể là vùng Siberia phía nam nước Nga. Vì Siberia
là một nơi băng giá nên cơ thể con người buộc phải có những thay đổi để thích
nghi.Cũng từ đó mà phần cơ ở mí mắt dần to ra, sụp xuống để bảo vệ đôi mắt. Sau
đó, những người Siberia này di chuyển lên những nơi ấm hơn, trong đó có những
vùng đất thuộc Nhật Bản và Trung Quốc ngày nay.
Tóm lại, trong trường hợp này, điều kiện tự nhiên có thể là
yếu tố góp phần tạo nên đặc trưng về nhân dạng của con người.
Vậy thì mắt một mí, mắt híp, nói điều gì về tính cách của
chúng ta không nhỉ? Hãy tìm đến một ví dụ khác.
Má cao mà lại đỏ hồng là tướng sát chồng mà lại ít con.
Cũng là một quan niệm khá phổ biến, người xưa cho rằng người phụ nữ có gò má cao, thường sở hữu tính cách mạnh mẽ, ham muốn chiếm hữu và kiểm soát người khác, nên cuộc sống hôn nhân khó êm ấm. Thậm chí, những người phụ nữ này còn có thể khiến chồng mình gặp phải tai ương bất ngờ, chết bất đắc kỳ tử.Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy sự liên quan giữa một người phụ nữ có gò má cao và khả năng khiến chồng mình gặp xui xẻo.Ai đó có thể sẽ nêu ra cho chúng ta một vài trình hợp, xác nhận quan niệm này.
Nhưng có rất nhiều người phụ nữ lấy chồng và không may chồng
họ qua đời sớm.Tại sao vận xui này lại không thể rơi vào một người có gò má
cao?Rồi thì những người phụ nữ có chồng mất nhưng gò má lại không cao thì sao?
Vậy thì có cần đến gò má cao thì mới sát chồng hay không? Gò má cao chủ yếu là do di truyền. Ngoài ra có thể đến từ chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, Qua quá trình lão hóa, khiến các mô mỡ bị thiếu hụt ở hai bên má.Dựa vào gương mặt để nhận định tính cách của một người, sẽ khiến chúng ta mắc nhiều sai lầm. Charles Darwin suýt nữa đã không thể lên con tàu Beagle để thực hiện chuyến hành trình vòng quanh thế giới của mình.
Vị thuyền trường cho rằng, gương mặt và chiếc mũi của ông là
biểu hiện của sự yếu đuối, thiếu kiên định và nhiệt huyết.Nếu điều đó xảy ra,
thì khả năng cao là Darwin đã không thể để lại một công trình khoa học nổi tiếng
về thuyết tiến hóa.Sau này, em họ của Darwin, nhà nhân chủng học Sir Francis
Goughton, chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm về thuyết yêu sinh, một khoa
học cải thiện chất lượng giống ngoài theo hướng bẩm sinh. Nhà nhân chủng học
này tin rằng cần phải lựa chọn những đặc điểm tốt đẹp nhất về mặt thể chất lẫn
tâm lý để tạo ra những con người tốt đẹp hơn và tiêu chuẩn về con người có thể
chất tốt của cao thần, cũng dựa trên nhân tướng học.
Adolf Hitler đã ủng hộ và áp dụng tinh thần của thuyết yêu
sinh bằng cách mạnh mẽ để phát động cuộc diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử
loài người. Hitler sau đó đã phóng đại tinh thần học thuyết theo hướng xây dựng
giống loài thượng đẳng và giết sạch nhóm người hạ đẳng. Một thủ lĩnh đức quốc
xã đã bắt đầu một chiến dịch gọi là Lebenborn, nhằm duy trì sự thuần khiết của
chúng tộc.
Có khoảng 50.000 trẻ em ra đời từ những người phụ nữ có thai
với lĩnh quốc xã, những cặp vợ chồng thuộc tổ chức Lebenborn và những người được
cho là mang ra máu thượng đẳng. Tuy nhiên, không có sự yêu viện nào được ghi lại
ở những đứa trẻ này, chúng được biết đến nhiều hơn với những hậu quả sau chiến
tranh.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều câu chuyện ly kỳ liên quan đến
thuật xem tướng. Có thể kể đến Viên Thụ
San, một nhà xem tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, người
được cho là đã xem đúng vận mệnh của Tôn Trung Sơn trong một lần tình cờ gặp mặt.
Ông nhận xét đối phương là người có tướng mạo thanh quý, hiếm ai có được, sự
thanh quý đó sẽ lưu danh môn đời.
Và đúng, Tôn Trung Sơn đã đóng vai trò là một trong những
nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Cận Đại của Trung Quốc. Người đã đặt ra
học thuyết tam dân nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong cách mạng Tân Hợi, lật
đổ triều Mãn Thanh và khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.
Diễn giả người Đức Erik Stendorp,tác giả cuốn sách, Read the
Face,đã chia sẻ trong một tập Ted Talk rằng,chính ông đã từng gặp một thầy tướng
số,phán đúng về cuộc đời mình đến từng chi tiết.Ông còn là một giám đốc điều
hành,vì quá bận rộn và chịu nhiều áp lực. Erik Stendorp đã mắc một loạt các vấn
đề về sức khỏe.
Ông thấy kiệt sức và thất vọng về chính bản thân mình.Trong
một chuyến công tác ở Nam Phi, hai người đồng nghiệp đã nhận ra điều đó.Họ
khuyên Eric đi gặp một thầy tướng số. Ông ta chỉ cần nhìn mặt là sẽ đoán được
tính cách của người đối diện.
Không những thế, người này còn biết được những vấn đề mà
Eric đang gặp.Thậm chí, ông đoán cả tương lai của Eric. Eric Standoff chắc chắn
là không tin, nhưng vẫn muốn thử.
Dù người kia chỉ cần nhìn mặt đã có thể đoán ra được rằng Standoff
sở hữu tính cách khá hung hăng và thiếu kiền nhẫn.Là người có nhiều đam mê
nhưng hay tính toán và đa nghi, bản thân Standoff đều thấy những phán đoán này
đều chính xác.
Người này cuối cùng cho rằng Eric Standoff chưa thật sự sống
đúng cuộc đời mình và nên thay đổi.
Sau lần đó, Eric Standoff quyết định từ bỏ vị trí giám đốc.
Bây giờ, ông trở thành một diễn giả nổi tiếng.
Nhóm này đã sử dụng hình ảnh của 325 CEO người Mỹ, 64 tướng
quân Hoa Kỳ, 66 thống đốc bang được bầu vào năm 1996 đến 2006 và 43 huấn luyện
viên bóng bầu dục ở Mỹ để 600 người tham gia nghiên cứu lựa chọn.
Những người tham gia sẽ được cho xem cùng hai khuôn mặt và
chọn ra khuôn mặt nào mà họ nghĩ là phù hợp với chức vụ được nêu trước đó.
Kết quả là hầu hết mọi người đều chọn đúng.
Cũng từ đó, các nhà nghiên cứu đoán rằng những đặc điểm trên
khuôn mặt của một người có thể liên quan đến khả năng lãnh đạo trong các lĩnh vực
cụ thể.
Gò má cao, môi mỏng và mắt trũng được coi là điển hình của
các nhà quản lý thể thao.Nhà lãnh đạo quân sự thì thường có khuôn mặt nam tính
và phần quai hàm vuông. khuôn mặt thon gọn, đôi mắt cận và chiếc mũi dài được
tìm thấy ở những người có địa vị cao trong giới kinh doanh.
Tiến sĩ Doug Eubanks cho biết, phát hiện của nhóm nghiên cứu
khẳng định rằng có những điểm chung nhất định giữa những người lãnh đạo trong
cùng một lĩnh vực giúp dễ dàng phân biệt họ và những người lãnh đạo ở các lĩnh
vực khác.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra nghi vấn rằng rất có thể nhiều nhà lãnh đạo được chọn vì vẻ bề ngoài hơn là năng lực của họ. Điều này gây bất lợi cho những người có năng lực nhưng vẻ bề ngoài lại không phù hợp, dẫn đến sự trùng hợp với các đặc điểm trên gương mặt của những người lãnh đạo.
Rất có thể chính thiên kiến của chúng ta đã góp phần tạo nên
sự chính xác của nhân tướng học, và nhân tướng học đã tác động mạnh đến cách
chúng ta nhìn nhận người khác, thậm chí là giúp củng cố những định kiến có sẵn
trong xã hội. Và chính điều này cũng góp phần biến những quan niệm đó trở thành
những lời tiên tri tự ứng nghiệm.
Theo một nghiên cứu từ năm 1977 được đăng tải trên tạp chí Personality
and Social Psychologies Nếu chúng ta đánh giá những người có vẻ bề ngoài nam
tính thường có tính cách hung hăng mạnh mẽ, có khả năng họ sẽ điều chỉnh hành
vi để điều đó trở thành sự thật.
Điều tương tự cũng xảy ra với những người đàn ông của khuôn
mặt trẻ thơ. Nếu chúng ta đánh giá họ là những người dễ phục tùng hơn những người
đàn ông mạnh mẽ,có thể họ sẽ nhượng bộ và chấp nhận tính cách đó trong tiềm thức.
Giáo sư tâm lý David Perret của Đại học St. Andrews chia sẻ
trong một bài phỏng vấn với New Science
rằng Trẻ sơ sinh có đường nét nam tính trên gương mặt khi
trưởng thành gương mặt cũng sẽ nam tính.
Phản ứng của cha mẹ và xã hội đối với những tín hiệu này có
thể giúp hình thành hành vi và tính cách của chúng.
Về bản chất, con người sẽ phát triển thành nhân vật được
mong đợi từ ngoại hình của họ. Năm 2013, trang BuzzFeed đã công bố hình ảnh của
13 tên tội phạm đẹp trai nhất thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định quan niệm
tội phạm là những người có mắt xếch, môi mỏng, mũi diều hâu hoàn toàn không
đúng.
Tuy nhiên, giữa 13 người này lại có một điểm chung khác.Họ đều
có cẩm to, chắc khỏe, gương mặt cực kỳ nam tính và nhìn có nét hung dữ. Đặc điểm
này đến từ Testosterone, một loại hóc môn cực kỳ quan trọng với nam giới, quy định
các đặc tính quan trọng của người đàn ông và quyết định sức khỏe toàn thân cũng
như khả năng sinh lý.
13 tên tội phạm đều có testosterone cao, khiến cơ sương phát
triển, không sương cầm to. Đồng thời, testosterone cao cũng khiến tính tỉnh nam
giới nóng nảy và thích gây hấn.Do đó một suy đoán cho rằng, khả năng phạm tội
cũng tăng.
Hai nhà nghiên cứu là Michael Haasehund và Eleanor Wong của Đại học Winconsens đã đưa ra giả thuyết rằng những đặc điểm tính cách tiêu cực, chẳng hạn như xu hướng hành vi phi đạo đức, có thể phổ biến hơn ở những người có hình dạng khuôn mặt nam giới điển hình. Ngày nay, bộ môn Mian Xiang của Trung Quốc vẫn được nhiều người theo học. Joe Jaap, chuyên viên tư vấn hàng đầu với phong thủy và siêu hình học của Trung Quốc cho biết. Mục đích của việc học đọc khuôn mặt là gì?
Chính là để giúp chúng ta có thể hiểu hơn về người khác
trong một thời đại mà con người bận rộn, không có thời gian để khám phá và hiểu
tính cách của một ai đó.
Không chỉ vậy, bằng cách đọc hiểu gương mặt, chúng ta biết các đặc điểm tích cực và tiêu cực của mình. Sau đó, chúng ta có thể thay đổi cái gọi là định mệnh.Trong thời đại của khoa học kỹ thuật, nhân tưởng học còn được nâng cấp một cách tinh vi hơn với sự hỗ trợ của AI và công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Nhân tưởng học thông qua AI vẫn xoay quanh các vai trò quen
thuộc, như dự đoán tính cách, phòng ngừa tội phạm và mới mẻ hơn là xác định xu
hướng tình dục.
Vào năm 2017, giáo sư Michal Kosinski của đại học Stanford
là tác giả của một nghiên cứu tuyên bố đã phát minh ra AI GADAR có thể xác định
người đồng tính với độ chính xác 81%. Vào cuối năm 2016, Aolin Gu, giáo sư đại
học McMaster và Shi Yang của đại học Giao thông Thượng Hải đã xuất bảng một bài
báo, nhận diện tự động tội phạm thông qua hình ảnh gương mặt. Bài báo gợi ý rằng
các thuật toán học máy có thể xác định cá nhân phạm tội chỉ dựa trên các đặc điểm
ngoại hình của họ.
Và trong vài năm gần đây, đã có một làn sóng nghiên cứu trí
tuệ nhân tạo, cố gắng dự đoán tính cách của con người thông qua gương mặt. Tuy
nhiên, sử dụng AI để đọc vị gương mặt cũng tiềm ẩn nhiều rủi do và không phù hợp
với tiêu chuẩn đạo đức. Giả sử, với những quốc gia còn có cái nhìn khắt khe về
LGBT, được dùng AI để xác minh ai là người đồng tính sẽ là mối nguy hiểm cho tất
cả mọi người, chứ không riêng gì những người đồng tính. Và nếu quá phụ thuộc
vào AI để đọc vị con người, chúng ta sẽ dần mất đi những phẩm chất quan trọng, đó
là óc quan sát và thấu hiểu giữa người với người.Nhìn chung, nhân tưởng học, dù
có chính xác hay không, thì từ trong tiềm thức, chúng ta vẫn thường đánh giá và
phân loại người khác khi nhìn vào khuôn mặt.
Tướng mạo là thứ mà con người không có quyền lựa chọn khi được sinh ra, những thứ chúng ta có thể thay đổi, chính là thái độ sống của mình.Và điều đó mới góp phần lớn tạo nên hình hài và giá trị của một con người.
Đăng nhận xét