Joe là một
thầy giáo, luôn ấp ủ ước mơ, trở thành một nghệ sĩ nhạc Jazz chuyên nghiệp.Ngày
tuyệt vời nhất của cuộc đời anh, cuối cùng cũng đến. Cơ hội tỏa sáng giữa ánh
đèn sân khấu đang ở trước mắt anh. Joe qua đời vì một tai nạn bất ngờ, một cái
chết vô lý.
Anh được đưa
đến một vùng đất gọi là cõi sau, không chấp nhận số phận của mình.Joe vùng vẫy
để đến đến một nơi gọi là cõi trước.Đây là nơi những linh hồn bắt đầu được định
hình tính cách và sở thích trước khi được sinh ra.Và mỗi linh hồn đều được đánh
số.Chính tại nơi đây, anh bắt gặp linh hồn số 22.
Một người bạn
đồng hành trong hành trình quay trở lại thân thể của Joe.
Tuy nhiên một
sự cố đã xảy ra, Joe phải trải nghiệm cuộc sống dưới thân xác một chú mèo, trong
khi linh hồn 22 thì ở lại trong cơ thể của Joe và qua thân thể của chú mèo, Joe
nhận ra rằng bản thân bấy lâu này chỉ biết nghĩ về ước mơ thành công mà không
nhận ra rằng cuộc sống đã tạo nên từ nhiều điều vô cùng giản đơn. Còn 22 thì cảm
nhận được điểm vui khi được sống
Sau bao
nhiêu năm, linh hồn này cuối cùng cũng tìm ra được lý tưởng sống và khao khát
được bước đến kiếp sau.
Câu chuyện
mà tôi vừa kể bạn nghe chính là nội dung của bộ phim từng đoạt giải Oscar phim
hoạt hình hay nhất,Soul, hay còn gọi là linh hồn.
Bước ra cuộc
đời thực, bạn có tin rằng mỗi chúng ta đều có một phần linh hồn tách biệt với
thể xác như thế không?
Nếu không có
linh hồn, liệu con người chúng ta chỉ là những thể xác vô tri?
Vậy chính
xác linh hồn là gì? Và nó có tồn tại không nhỉ?
Theo tự điển Oxford trong Tôn giáo và triết học, linh hồn là khía cạnh phi vật chất thuộc với bản chất của con người. Linh hồn khiến con người có suy nghĩ và có cảm xúc. Nói cách khác, ý thức của con người về thế giới xung quanh có được là bởi chính linh hồn.
Trước tiên,
chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem ý tưởng về linh hồn bắt nguồn từ khi nào.
Thiên Chúa
giáo quan niệm rằng, chỉ có con người mới có linh hồn, và linh hồn của chúng ta
thì bất tử.
Vì vậy, ngay
cả khi cơ thể vật lý chết đi, thì linh hồn vẫn tồn tại để chịu sự phán xét của
đấng tối cao, trước khi biết mình sẽ tiếp tục đời sống sau khi chết ở đâu,
thiên đàng hay địa ngục. Trong một số tôn giáo khác, điển hình là Phật giáo,thì
linh hồn sau khi chết sẽ bước vào một hành trình mới được gọi là Luân Hồi. Kiếp
sau, hóa thân và thể xác nào phụ thuộc vào nghiệp chướng của Kiếp trước.
Vào thế kỷ
13, cái chết độc Thomas Aquinas cho rằng tất cả những vật có thể thở đều có
linh hồn, nhưng chỉ có con người mới có linh hồn bất tử.
Plato, triết
gia nổi danh của Hy Lạp, cũng tin vào một thứ gọi là phi vật chất có thể di
chuyển sau khi con người qua đời.
Quan niệm
con người có linh hồn gắn liền với lý thuyết nhị nguyên thân tâm.
Thuyết nhị
nguyên thân tâm là một ý tưởng triết học, theo đó có một sự phân chia cơ bản giữa
cơ thể và tâm trí.
Trong khi cơ
thể là bản chất thì tâm trí được mô tả như một thực thể với bản chất độc lập,
không cần phụ thuộc vào cơ thể, vẫn có thể tồn tại được.
Ren Dekos triết
gia nổi tiếng với câu nói : “Tôi tư duy, tôi tồn tại” cũng tán thành thuyết nhị nguyên thân tâm này.
Người phương
đông từ xa xưa cũng tin vào sự tồn tại của linh hồn. Với họ thì tất cả mọi thứ,
kể cả bản thân thiên nhiên hay đồ vật, đều có linh hồn.
Với người Ai cập cổ đại thì linh hồn ngự trị trong trái tim. Nên
đó là lý do vì sao họ ướp xác và giữ lại trái tim.
Kamlesh
Patel hay còn gọi là Dayi bậc thầy trong hệ thống thực hành tâm linh Charaman của
Ấn Độ cho rằng linh hồn đã có trong quá trình người mẹ mang thai.
Dựa trên
thái độ của cha mẹ thời điểm thúc thai, thái độ này sẽ tạo ra mức rung động nhất
định và trường này sẽ thu hút một linh hồn phù hợp với tần số của cha mẹ.
Sau 3 tháng
của thai kỳ, linh hồn sẽ di chuyển đến vùng thủy chầm của não và dần được hình
thành. Dayi cho rằng, 3 tháng là thời điểm thích hợp khi phôi thai bắt đầu có
những bước phát triển nhất định.
Nhưng sau
đó, linh hồn trong cơ thể bào thai sẽ hiện hữu trong trái tim.
“Trái tim
là nơi linh hồn cư trú, nơi ngự trị của linh hồn”.
Niềm tin của
con người ngày càng sâu sắc hơn khi họ tin rằng mình đã trải qua những lần nhìn
thấy linh hồn.
Năm 2016,
Sonia, một bà mẹ đơn thân đã lên cơn đau tim. Mạch của bà đã ngừng đập trong 56
phút đồng hồ. Nhưng kỳ tích đã xảy ra. Sonia đã qua khỏi sau khi được các bác
sĩ cứu chữa tận tình. Và khi xuất viện, người phụ nữ chia sẻ những khoảnh khắc
cô nghĩ mình sẽ không qua khỏi.
Khi linh hồn
của người chồng quá cố của cô đã xuất hiện và bảo đây không phải là thời điểm
thích hợp để ra đi. Sonia vẫn còn 4 người con để chăm sóc. Người mẹ này tin rằng
chính linh hồn của chồng đã giúp cô vượt qua làn ranh sinh tử
Ngoài ra,
câu chuyện linh hồn còn tồn tại giữa nhiều dạng thức khác
Năm 1872,
nhiếp ảnh gia William Moller đã có dịp chụp hình cho bà Mary, cựu đệ nhất phụ
nhân tổng thống Lincoln.
Một chuyện
vô cùng kỳ lạ đã xảy ra
Rõ ràng,
William chỉ chụp một bức hình thiếu phu nhân. Nhưng bức ảnh lại có sự xuất hiện
của Tổng thống Lincoln một cách mờ ảo. Ông đang đặt tay lên vai của phu nhân
mình.
Thời điểm
này, vị Tổng thống đã qua đời được 7 năm trong một vụ ám sát. Xuất hiện trong bức
ảnh chính là linh hồn của Ngài Tổng thống. Hay ít nhất, đó là cách lý giải của
mọi người.
Sau này, nhiều
nhân chứng cũng cho biết, họ thường xuyên thấy Ngài cựu Tổng thống đi lại trong
nhà trắng.
Vợ của Tổng
thống Calvin Coolidge, là người đầu tiên gặp ông vào những năm 1920. Tổng thống
Ronald Reagan sau này, cũng viết trong cuốn tự truyện rằng,
vào nửa đêm,
con chó Rex của ông không đi vào, nhưng hãy đứng trước cửa một căn phòng và sủa.
Đó là nơi Tổng thống Lincoln từng làm việc. Tất nhiên, Khoa học đã bắt tay đi
tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Đầu tiên,
chúng ta sẽ đến với thí nghiệm 21 gam huyền thoại.
Đầu thế kỷ
20, tiến sĩ Duncan McGroger lập luận rằng nếu linh hồn tồn tại thì chắc chắn sẽ
có trọng lượng. Như vậy, chỉ cần đối chiếu cân nặng của con người trước và sau
khi chết thì sẽ xác định được có linh hồn hay không
Duncan đã tiến
hành thí nghiệm này và sau đó đăng tải trên tạp chí American Medicines vào năm
1907. Người tham gia thử nghiệm sẽ là những bệnh nhân sắp qua đời vì bệnh lao
phổi, tại thời điểm đó, căn bệnh này chưa có thuốc chữa trị.
Khi nạn nhân
qua đời, họ sẽ mất đi trong tình trạng kiệt sức quá mức và không có bất kỳ động
tác nào có thể ảnh hưởng cân nặng của họ.
Tổng cộng đã
có 6 bệnh nhân tham gia thử nghiệm, và khi bệnh nhân đầu tiên qua đời kiểm tra cân
nặng, Duncan nhận thấy người này đã giảm đi 21,2g sau khi chết.
Tiếp đến, bệnh
nhân thứ 2 đã giảm 14g sau 15 phút ngừng thở.
Trường hợp
thứ 3 đã giảm 18,3g một phút sau khi chết.
Các bệnh
nhân sau cũng giảm số gam tương tự.
DanCan sau
đó đã tiến hành thí nghiệm này với 15 con chó sắp chết.
Tuy nhiên,
ông không thấy sự sụt giảm trọng lượng ở chúng.
Và vị tiến
sĩ này đã kết luận rằng nếu như vậy thì chó hay các loài động vật khác không có
linh hồn.
Năm 2000, một
chủ trang trại ở bang Oregon đã cố gắng tái tạo thí nghiệm cân linh hồn với một
chục con cừu. Khối lượng của 10 chú cừu sau khi chết đi đã giảm từ 20-30 gram.
Tuy nhiên,
chỉ một lúc sau, cân nặng của chúng lại quay về như lúc trước khi chết.
Thí nghiệm của
DanCan tại thời điểm đó có gây chấn động, nhưng không được đào sâu vì tính chất
phản cảm của nó.
Cả hai thí
nghiệm vừa rồi đều không đủ dữ liệu để chứng minh một điều, rằng linh hồn có trọng
lượng và khi thể xác không còn khả năng hoạt động thì linh hồn dễ lìa đi.
Vào thế kỷ
17, nhà triết học Reynand Descartes đã đưa ra một tuyên bố mang tính cách mạng khi
cho rằng linh hồn và ý thức chính là một, linh hồn đang tồn tại ở đâu đó trong
não.
Từ quan niệm
này, các nhà khoa học bắt đầu quá trình nghiên cứu để xác nhận.
George
Passignol, nhà giáo sư tâm lý học, khoa học y tế tại Đại học New South Wales thì
cho rằng, các chức năng của linh hồn có thể giải thích dưới các hoạt động của não
bộ có thể nói dễ hiểu rằng không có linh hồn, những thứ mà chúng ta nghĩ thuộc
về phạm trù của linh hồn thực ra là não bộ.
Quay lại với
Descartes, lập luận mà ông đưa ra cho sự tồn tại của linh hồn là bộ não. Dù khẳng
định linh hồn nằm trong não, nhưng ông cho rằng đây là hai bộ phận độc lập. Não
là một bộ phận của cơ thể, nó có thể chết, cũng có thể chia thành các phần khác
nhau được.
Nhưng linh hồn
thì không, không có gì chia cắt được sự vĩnh cữu của linh hồn.
Và do đó,
não và linh hồn là những phần khác nhau
Nhưng những
tiến bộ trong khoảng của thần kinh đã cho thấy những lập luận này không hoàn
toàn chính xác
Vào những
năm 1960, người đào giải Nobel, nhà tâm lý học thần kinh Rogers Berry đã chỉ ra
rằng tâm trí và ý thức của chúng ta là có thể phân chia được
Do đó đã bác
bỏ khía cạnh này trong lý thuyết của Descartes. Sperry đã tiến hành nghiên cứu
những bệnh nhân cơ thể chai, tức những người có một bó thần kinh dày, rộng, chứa
một bó sợi mép phẳng đứng dưới vỏ đại não.
Tuy nhiên,
những sợi bó thần kinh này đã bị cắt đứt bằng phẫu thuật, nhằm kiểm soát sự lây
lan của các cơn động kinh. Cuộc phẫu thuật đã chặn hoặc làm giảm sự chuyển giao
thông tin nhận thức, giác quan và vận động, nhận thức giữa hai bán cầu. Hiểu
đơn giản thì mỗi bán cầu được huấn luyện để thực hiện một nhiệm vụ.
Bán cầu
không là huấn luyện thì không có thông tin này. Kết quả cho thấy mỗi bán cầu vẫn
có thể xử lý được thông tin bên ngoài nhận thức và nhiệm vụ của mình.
Cho dù não bị
phân chia thì nó vẫn hoạt động như chức năng của một linh hồn.
Nhận thức đầy
đủ thông tin của cả hai bán cầu. Như vậy ý thức thuộc về linh hồn mà Descartes nói
đến trên thực tế xuất phát từ não.
Năm 1949,
nhà tâm lý học D.O. Hebb cũng khẳng định tâm trí là sự tích hợp của hoạt động
não bộ.
Ý tưởng cho
rằng bộ não chính là cơ quan thực hiện tất cả các chức năng, bắt nguồn từ bác
sĩ cổ đại Hippocrates. Chủ nhân của lời thể y Khoa từng chia sẻ như sau : Đàn
ông nên biết rằng tất cả niềm vui, tiếng cười hay nỗi buồn đau, tuyệt vọng và
than thở không bắt nguồn từ nơi nào khác ngoài não bộ.
Nhà triết học Plato cũng từng cho rằng, ký ức của con
người được lưu trữ bởi linh hồn. Thế nhưng, giả sử một tai nạn xảy ra khiến một
người mất đi ký ức. Lúc này, linh hồn sẽ không bị thương vì nó tồn tại dưới dạng
phi vật chất.
Vậy thì vì
sao ký ức lại mất đi?
Tiếp đến,
nói linh hồn gắn liền với nhận thức của con người là khi chúng ta có cảm xúc,
suy nghĩ thì lời giải thích nào cho các bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tâm thần,
nếu linh hồn của họ có vấn đề, hay linh hồn cơ bản là không tồn tại, hoặc tồn tại
giữa một vai trò nào đó khác, chứ không phải là nơi nắm giữ mọi cảm nhận và suy
tư của chúng ta.
Thao tác của
não là đủ để thay đổi cảm xúc và tâm trạng của con người.
Bên cách đó,
khả năng thay đổi có các loại thuốc trị liệu cũng chính là bằng chứng chống lại
sự hiện diện của linh hồn dưới khái niệm này.
Nếu chúng ta
tạo ra sự mất cân bằng trong não, chẳng hạn như làm cạn kiệt các chất,
dopamine, non-andrelin, thì chúng ta sẽ bị trầm cảm.
Đó cũng là
lý do vì sao nhiều người bị trầm cảm có thể được giúp đỡ bằng các loại thuốc
làm tăng chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh.
Sau tất cả,
bộ não là minh chứng thuyết phục cho thấy linh hồn không tồn tại dưới góc độ
khoa học. Tất cả mọi hỉ nộ ai ố chúng ta đều được bắt đầu từ não bộ.
Chúng ta sẽ
trở lại với quan niệm linh hồn được hình thành trong quá trình người mẹ mang
thai. Theo các lý giải của Daiy thì có thể hiểu đặc điểm của linh hồn sẽ đến từ
chính thái độ của cha mẹ. Trong thực tế thì điều này có thể lý giải được dưới góc
độ khoa học.
Tâm lý của
người mẹ trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến em bé. Nếu người
mẹ căng thẳng, tâm lý không ổn định, thì quá trình trao đổi chất giữa mẹ con diễn
ra không thuận lợi.
Khi mẹ bà ổ
bị stress, Costido và Dopamine sẽ được tiết ra để có thể truyền tài có thai nhi,
khiến hệ thần kinh của đứa trẻ khi sinh ra sẽ không ổn định.
Ngược lại,
khi người mẹ lạc quan và yêu đời trong quá trình mang thai, em bé khi trao đời
cũng sẽ khỏe mạnh và tươi cười.
Câu chuyện
con người, hay thậm chí vạn vật đều có linh hồn, cũng trở nên bất hợp lý trong
vật lý học, bởi vì cơ bản, vạn vật đều do nguyên tử tạo thành, bà Sabine
Hornsfield, tác giả của cuốn Existential Physics, chia sẻ.
“Về nguyên tắc,
chúng ta chỉ là một tập hợp lớn của các hạt cơ bản, và đúng vậy, nó thật sự phức
tạp và không ai tỉnh táo lại để cố gắng mô tả một con người bằng những hạt cơ bản
đó.”
Các nhà vật
lý đã lựa chọn quan sát dựa trên chủ nghĩa rút gọn hay còn gọi là reductionism.
Đây là cách tiếp cận để hiểu bản chất của những thứ phức tạp, bằng cách rút gọn
chúng thành các tác động qua lại giữa các phần cầu tạo đến chúng. Không có quan
sát nào mà các nhà khoa học thực hiện mâu thuẫn về chủ nghĩa đơn giản hóa này.
Mọi thứ về
cơ bản đều được tạo thành từ hạt và bắt nguồn từ tính chất của các hạt cơ bản. Các
hạt kết hợp với nhau, tạo nên cơ thể con người, và từ cách sắp xếp nguyên tử
trong cơ thể, con người có thể đi lại, nói chuyện, suy nghĩ, tình cảm.
Chúng ta có
thể làm rất nhiều điều phức tạp, nên sau cùng có thể nói rằng con người được cấu
tạo từ những hạt cơ bản, thay vì phần sắc vật lý và phần hồn nhận thức.
Vậy còn những
trải nghiệm tâm linh của con người được cho là nhìn thấy linh hồn thì sao?
Nếu những trải
nghiệm tâm linh là một sự ngẫu nhiên của não bộ thì chúng ta có thể mong đợi rằng
có thể tái tạo chúng bằng cách can thiệp vật lý và hộp sọ.
Như vậy,
trong trường hợp của bà mẹ đơn thân Sonia, có thể rằng sự tác động trong quá
trình bác sĩ chữa trị cho bà lúc cận tử đã khiến bà gặp ảo giác về thị giác và
thính giác.
Kết quả là
bà đã nhìn thấy người chồng đã khuất. Đây là một trải nghiệm khá phổ biến mà những
người cận tử đều trải qua.
Vậy còn câu
chuyện về bức ảnh chụp, linh hồn tổng thống Lin-Côn trên thực tế đây là một trò
bịp, nhiều chuyên gia đã bắt tay vào nghiên cứu và tìm thêm mánh khóe trong các
bức ảnh của nhiếp ảnh gia này.
Mueller cũng
đã lẻn vào nhà các nạn nhân để trộm các bức ảnh của người quá cố
trước khi chụp
ảnh, người này sẽ che một tấm kính với hình ảnh của người quá cố
và sử dụng kỹ
thuật phơi sáng kép để hình ảnh hiện lên và trông giống như một linh hồn.
Một câu hỏi
nữa được đặt ra là nếu não bộ đã thực hiện tất cả những chức năng của linh hồn,
thì linh hồn còn gì để làm?
Trên thực tế,
con người đã nghiên cứu và lập ra được bản đồ não, nhưng não người vẫn còn vô
vàn bí ẩn.
Các nhà thần
kinh học thường đồng ý về cách tổ chức và phân chia não thành các vùng, mạng lưới,
loại tế bào cụ thể. Cách sắp xếp này giúp chúng ta hiểu rõ hơn vị trí nào ở não
sẽ có vai trò gì.
Nhưng theo
nhà thần kinh học David Pepple, tại học New York, những gì mà chúng ta nắm giữ
như ghi nhớ, thể hiện cảm xúc, hành động đều tinh ranh hơn rất nhiều so với
chích năng của các vùng mạng lưới đã xác định.
Vẫn còn những
vùng não và mạng lưới tế bảo não mà con người vẫn chưa thể khám phá.
Những người
tin vào sự tồn tại của linh hồn cho rằng rất có thể đó là chích năng của phần
linh hồn.
Thế nhưng,
đây không phải là kết luận, vì nói như thế chẳng khác nào tuyên bố rằng, dù đã
có bản đồ gen, chúng tôi chưa thấy gen chiều cao, nên chiều cao sẽ không bị ảnh
hưởng bởi yếu tố gen. Điều này sẽ rất vô lý.
Trong khoa học
thần kinh, nhiều vùng não hoạt động cùng nhau để cung cấp cho con người từng chức
năng, và kiến thức của con người về bộ não sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian
để hoàn thiện.
Nhưng điều
đó không có nghĩa là chúng ta có thể lấp đầy các khoảng trống bằng bất cứ thứ
gì mình muốn, như linh hồn chẳng hạn.
Bản thân
khoa học thần kinh là một lĩnh vực rất mới và chúng ta chỉ mới có khả năng tìm
hiểu trong vài thập kỷ gần đây. Vậy tại sao nhiều người vẫn lựa chọn tin rằng
linh hồn có tồn tại?
Một cách lý
giải có thể cho rằng cái chết luôn là sự ám ảnh thường trực của con người từ
bao đời nay. Cũng chính vì lý do đó mà chúng ta không muốn tin rằng chết là hết.
Nên chúng ta
mới suy nghĩ ra những điều còn sót lại khi chúng ta qua đời. Và đó chính là
linh hồn. Tin vào sự tồn tại của linh hồn cũng là cách mà con người thể hiện nỗi
nhớ với người đã khuất. Đôi khi chúng ta tin rằng họ vẫn luôn bên cạnh mình,
lúc thì tin rằng linh hồn của họ đã chuyển hóa thành một ngôi sao trong vũ trụ.
Nhưng đến thời
điểm hiện tại, Khoa học vẫn chưa có bằng chứng cụ thể để kết luận linh hồn thật
sự tồn tại hay không.
Còn bạn thì
sao? Bạn có tin vào sự tồn tại của linh hồn?
Đăng nhận xét